Kỹ năng giải quyết vấn đề trong Digital Marketing

ky-nang-giai-quyet-van-de-trong-digital-marketing
Rate this post

Nội dung chính

Kỹ năng giải quyết vấn đề trong Digital Marketing

1.Đặt vấn đề vào trung tâm và tìm con đường đến kết quả

Bạn đi đứng, nằm hay ngồi mà tiếp cận với internet và nghĩ về digital marketing. Hãy tập cho tôi thói quen đặt vấn đề và tìm ra vấn đề đang gặp phải chứ không phải nghĩ và tìm kiếm cách có được kết quả. Ví dụ, bạn muốn tiếp cận lại cho toàn bộ khách hàng cũ của mình. Chúng ta thường tìm kiếm phương pháp để làm được nó và cố làm theo phương pháp đã được cộng đồng viết ra.

Trong thực tế thì bạn đọc qua thấy dễ, làm lại rất khó vì vấn đề nằm ở chỗ phương pháp viết ra không dành cho riêng bạn. Bạn phải đặt vấn đề ở ngay trung tâm câu chuyện của bạn, đó mới là cách để bạn tiếp cận con đường đi đến kết quả. Tôi lấy ví dụ thực tế, có bạn trong group của chúng ta là đơn vị kinh doanh du lịch. Muốn tiếp cận lại tệp khách cũ năm ngoái. Mày mò thế nào học được cách chạy tệp re-marketing trên Facebook. Chạy mãi chẳng thấy khách đâu, nhắn tin hỏi tôi. Tôi mới hỏi là thế em chốt đơn với khách qua kênh nào? Dạ, chạy Facebook ads và add zalo. Xong! Vấn đề nó nằm ở Zalo, cử ngay 3 bạn chia ra mỗi ngày vài chục tin nhắn trực tiếp nhắn với khách 1 tuần là xong. Kết quả khả quan hơn mong đợi. Có nhiều cái quá đơn giản nhưng kỹ năng giải quyết vấn đề kém thành ra rất cồng kềnh và kém hiệu quả

ky-nang-giai-quyet-van-de-trong-digital-marketing a1

2. Tự nhận trách nhiệm: Xác định vấn đề chính xác trong digital marketing

Mấu chốt của giải quyết vấn đề nó nằm ở việc phải xác định được vấn đề của mình chứ không phải là cái chung chung của đồng đạo. Tôi thường hay nghe nhiều người than phiền chạy ads lỗ vì Facebook nó bóp tương tác. Tự biên minh rằng rất nhiều người bị vậy. Cho nên hễ cứ quảng cáo kém kém chút là nghĩ ngay đến việc bị Facebook bóp tương tác. Ô hay! Facebook nào bóp lắm thế, có phải bạn có Z bự đâu mà Fb muốn bóp hoài Z. Tỉnh táo xác định vấn đề cho chính xác đi, không đổ lỗi cho người khác, cho ngoại cảnh là phương pháp đầu tiên để xác định vấn đề.

3. Tối ưu hóa quá trình xác định vấn đề: Thu thập thông tin đa chiều trong digital marketing

Bạn xác định được vấn đề mà bạn nghĩ là chính xác rồi, đấy vẫn chỉ đạt 50%. 50% còn lại bạn bắt buộc phải thu thập thông tin nhiều góc nhìn để đưa vấn đề vào đúng vị trí khách quan của nó. Việc này giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề và có thể đưa ra những giải pháp chính xác và tinh gọn hơn.

4. Mở rộng tầm nhìn: Khám phá nhiều phương pháp giải quyết vấn đề trong digital marketing

Thường thì chúng ta mắc một lỗi sai cơ bản là sau khi xác định được vấn đề thì vội vã vơ vội lấy một cái cọc và nghĩ nó là cái phao cứu sinh duy nhất và cuốn vào cái phao ấy, lần sau gặp tương tự cũng lại tìm đến nó. Bạn hãy luôn hình dung rằng trong digital marketing nó khác với các ngành khác, trước một vấn đề thì luôn có nhiều hơn một cách giải quyết và các cách giải quyết mới nhất luôn tốt hơn phương pháp cũ. Đấy là luật trong ngành rồi. Nhiều bạn chạy ads (FB hay Tiktok) tài khoản cứ lăn ra là đi mua via, lại bị khóa tiếp, chán lại đi tìm tut trick linh tinh cả trong khi ngoài thị trường người ta đang cho thuê tài khoản agency còn tặng bạn thêm tiền nữa. Sao không chịu đi thuê lấy vài tháng rồi nuôi dần profile mà chạy?

ky-nang-giai-quyet-van-de-trong-digital-marketing

5. Tư duy nhân quả tuần hoàn trong digital marketing: Gieo nhân, gặp quả

Hãy luôn áp dụng tư duy “nhân quả tuần hoàn” trong các vấn đề của digital marketing. Chúng ta cứ gieo nhân thì ắt gặp quả. Nó đúng cả với thiện và tà. Bạn chăm chỉ sáng tạo làm content, sẽ có ngày hái quả. Bạn lúc nào cũng nghĩ đến vã nhanh, ăn vội thế nào cũng có lần bay tất cả dàn ads, mất luôn cả page. Điều này thể hiện rất rõ qua việc không chịu làm content chất lượng để duy trì và hút thêm khách hàng tiềm năng vào mà chỉ nhằm nhằm leech content xàm xí về được thời gian đầu còn lắm view nhưng nát page, bán gì cũng toàn hệ “adidaphat” vào tụng thôi.

6. Phân tích chi tiết: Chia nhỏ vấn đề để dễ giải quyết trong digital marketing

Trước bất kể một vấn đề gì, hãy chia nhỏ nó ra thành các vấn đề con mà giải quyết.

7. Tìm hiểu nguyên nhân: Khám phá gốc rễ của vấn đề trong digital marketing

Tất cả các vấn đề xảy ra nó luôn có một nguyên nhân gốc,. Hãy luôn chủ động đánh giá nguyên nhân các nguyên nhân dù là trông chẳng liên quan gì. Ví dụ xây page, ăn ngay vi phạm chính sách thay vì tạo ngay page mới và cách làm cũ. Thì phải nghĩ đến việc tìm ra nguyên nhân gây ra và làm theo cách làm mới.

8. Liên tục cải thiện: Đánh giá và tối ưu lại phương pháp trong digital marketing

Vấn đề đã được xử lý nhưng nên đánh giá lại phương pháp và suy luận xem có thể tối ưu lại phương pháp ấy không, rất là quan trọng. Như việc các bạn nuôi dàn profile, nghĩ ngay đến nuôi bằng phonefarm nhưng thực tế bèo cũng mất 15-20tr/dàn. Nuôi được vài 60-70 profile nhưng thực tế dùng không bao giờ hết cả, chỉ dùng loanh quanh 10-20 profile thì bạn nuôi thủ công trên 2 máy tính là thoải mái.

9.Tạo ra vấn đề dễ hơn để giải quyết khó khăn trong digital marketing

Trước một vấn đề khó, hãy thử tạo ra vấn đề dễ hơn nhưng tương tự để giải quyết cho quen trước. Ví dụ: Gửi tin nhắn hàng loạt cho page brand (sợ bị khóa). Thì hãy thử mua hoặc tạo 1 page phụ để gửi hàng loạt xem thế nào để nắm được tần suất gửi ra sao là hợp lý chẳng hạn.

10. Dò nghiệm: Khám phá giải pháp trong digital marketing khi mọi phương án đều không khả thi

Đứng trước vấn đề mà tất cả các giải pháp đều không khả thi, cách duy nhất là dò nghiệm. Kiên trì dò thế nào cũng ra được một giải pháp hoặc ít nhất là biết được giải pháp tốt nhất là không làm. Ví dụ: Chạy remarketing từ tệp khách đã mua hàng nhưng đối thủ đã đè tệp chạy nát rồi, bạn không thể biết đối thủ đang ra sao. Hãy chạy ads với ngân sách nhỏ để thăm dò, nếu chen được vào thì ăn bánh cùng nhau. Còn bạn chạy ít mà còn âm nữa thì không tội gì tất tay đấu cùng nhau làm gì.

11. Trang bị kỹ năng xử lý ngoại lệ trong digital marketing

Trong Digital marketing, các vấn đề luôn đến từ ngoại lệ. Hãy trang bị năng lực, kỹ năng sẵn đấy để xử lý ngoại lệ. Ví dụ bạn chạy ads vẫn xanh nhưng hãy chuẩn bị trước vài tk ads, vài page và găm sẵn camp ngân sách nhỏ. ads xanh kia thế nào cũng bị khóa là bình thường. Hay như gửi email marketing cũng vậy, domain của bạn gửi đến một nửa list mail thì bắt đầu GG cho vào thùng rác, lúc này kỹ năng đổi domain + ip server phải được tiến hành ngay.

12. Tự chủ và tự giải quyết vấn đề: Không phụ thuộc vào người khác trong digital marketing

Giải quyết vấn đề bằng cách nhờ người khác giải quyết vấn đề hộ là cách bạn đi mang ơn, nếu bạn trả ơn tốt thì còn lần sau. Không thì đây là cách đưa bạn đến hố sâu không đáy của vấn đề. Lúc nào cũng không biết mình phải làm thế nào, bơ vơ và trống rỗng là hỏng

13. Tìm hiểu cấu trúc

Mỗi vấn đề nó luôn có một cấu trúc của nó, nắm được cấu trúc bạn mới bắt được đúng bệnh. Ví dụ, ads TikTOk đang chạy lăn ra die hãy luôn nhớ đến cấu trúc: Content – trải nghiệm đích – ngôn ngữ đích k nhất quán với quảng cáo – chính sách nội dung… Hãy đi hết một lượt xem bạn sẽ tìm ra nguyên nhân.

14. Học hỏi từ kinh nghiệm: Tìm giải pháp từ những người đã gặp vấn đề trong digital marketing

Một khi vấn đề đã xảy ra. Riêng với ngành digital marketing nó luôn tồn tại người đã xảy ra vấn đề trước đấy rồi. Hiếm lắm bạn mới là người đầu tiên gặp vấn đề. Kỹ năng xác định các từ khóa mô tả được vấn đề, kiểu gì bạn cũng tìm ra được một vài người gặp trường hợp tương tự. Học hỏi xem họ làm thế nào để giải quyết

15. Tinh thần cảnh giác: Bảo vệ trước khi vấn đề xảy ra trong digital marketing

Tất cả công việc trong digital marketing hãy luôn nghĩ nó có vấn đề, đừng nghĩ nó chạy đúng ý, ads xanh là không có. Chúng ta thường tự nghe mình hát thì rất hay. Digital marketing cũng thế thôi, tự nhìn thấy thấy hay đấy. Nhưng thực tế nó luôn tồn tại rất nhiều vấn đề sắp xảy ra, trở tay không kịp. Nên giải quyết vấn đề nó đôi khi k nằm ở việc đợi nó xảy ra mà là bủa lưới sẵn mới là người có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt.

16. Sức mạnh của dữ liệu: Bắt bệnh qua số liệu trong digital marketing

Digital marketing, vấn đề của nó thường hay biểu hiện qua số liệu, nếu bạn thiếu đi kỹ năng bắt bệnh qua số liệu coi như mất 70% câu trả lời chính xác cho vấn đề vì không tìm ra được nguyên nhân.

17. Tách biệt và giải quyết: Cách tiếp cận vấn đề trong digital marketing

Các vấn đề trong digital marketing khó giải quyết vì nó bị chồng lấn và phụ thuộc vào nhau đôi khi có giải pháp đấy nhưng rất khó thực hiện ví dụ bạn không thể dừng lại và xóa hết quảng cáo đang ra đơn để làm qc mới nhằm nâng giá bán cao hơn. sửa chính sách bán hàng…. Vậy thì hãy tìm cách cô lập nó thay vì loay hoay không biết làm gì. Tạo hẳn ra brand mới là một gợi ý.

18. Thận trọng với giải pháp: Đề phòng tạo ra vấn đề mới trong xử lý vấn đề trong digital marketing

Tôi thường không hiểu tại sao nhiều người có tư duy xử lý vấn đề kiểu: Bê quạt lên thuyền để nó thổi cánh buồm để thuyền có thể di chuyển thay vì với chi phí quạt đấy, lắp cho thuyền cái chân vịt thì x10 lần tốc độ. Xử lý vấn đề bằng cách tạo thêm vấn đề là thứ rất hay gặp. Cho nên trước khi bạn tìm phương pháp giải quyết vấn đề luôn nghĩ đến việc giải pháp của bạn có tạo thêm vấn đề hay không, khéo mà nó tạo ra vấn đề khó hơn thì nên stop lại ngay.

Nguồn by Phúc Trần (Digital marketing Ctrl A)

Nếu bạn đọc tới Note 8 là build dàn profile bán hàng thì ở Team mình chỉ cần 1 máy tính là có thể build hệ thống marketing Free traffic với 30-50 nick trust để bán hàng chất lượng rồi. Nếu quan tâm bạn tham khảo qua https://www.binh.io.vn Profile cá nhân của mình Facebook.com/DucBinh.Sniper

Bình luận
Author: Nguyễn Đức Bình Khai vấn giúp bạn triển khai phần mềm Marketing, Bán Hàng KHÔNG TỐN CHI PHÍ QUẢNG CÁO ☎️ 0905817978; Blog: www.Bình1.vn

ĐẶT MUA