Kinh nghiệm bán hàng thời trang

Rate this post

Hàng thời trang, cụ thể là quần áo, đồng hồ, phụ kiện, túi ví, đồ tập gym, đồ thể thao… có thể nói là ngành hàng luôn luôn sôi động từ khi dân ta bắt đầu biết xài internet cho đến tận bây giờ vẫn còn nhộn nhịp. Chính vì điều ấy mà biết bao người nhảy vào, lắm kẻ thành công nhưng cũng đông người thất bại. Từ kinh nghiệm của bản thân, em xin đúc rút vài kinh nghiệm, hy vọng có ích cho các anh chị đang làm, hoặc những người sắp “nhảy” vào mảng này. Dưới đây là những điều kiến cơ bản.
1. Sản phẩm
Đã bán hàng thì sản phẩm phải là yếu tố đầu tiên. Các bác có thể thấy thị trường thời trang hiện giờ rất bão hòa. Nhưng thực ra 10 năm trước nó cũng đã bão hòa rồi. Cái ăn, cái mặc là nhu cầu kiểu “no bụng đói con mắt”, tuy không hề thiếu nhưng thấy đẹp vẫn thích, nên đừng quá lo về việc thị trường đông đúc. Để có sản phẩm tốt hãy để tâm mấy vấn đề sau:
– Sản phẩm có chất lượng ổn, tốt nhất là các bác nên tự mặc thử, giặt thử, thấy ưng rồi hãy bán cho khách. VD cái áo phông tốt giá vào khoảng 90K, áo giá rẻ cũng đã 70K rồi, đừng ham rẻ mà ôm hàng lởm, vừa mất uy tín vừa khó thanh lý khi bị tồn.
– Sản phẩm có điểm khác biệt gì? Đây là cái chết của hầu hết các bác mới vào nghề. Thấy người ta bán đồ gì là mình chạy theo liền, nhiều khi còn tìm mã giống hệt. Khi ấy các bác chẳng khác gì trâu chậm uống nước đục. Để bán được, sản phẩm cần có ít nhất 1, 2 điểm độc đáo như: chất liệu cao cấp, xuất xứ từ những nước dân ta khoái (Anh, Hàn, Nhật, Thái… hoặc Made in VN chính hãng), có nhãn hiệu nổi tiếng (nhưng đừng fake), kiểu dáng độc đáo, công năng tốt… Chuyện này đúng là “biết rồi khổ lắm nói mãi”, nhưng thực tế mọi người vẫn cứ dính. Nhiều bác đến gặp em xin tư vấn, hỏi sao hàng của tớ giống hệt hàng của nó, giá rẻ hơn mà không bán được. Khi hỏi thế nghĩa là các bác ấy vẫn tư duy theo lối “bán cái tao có” mà chẳng nghĩ gì đến “cái khách hàng cần”, thời nay mà vẫn còn nghĩ giá rẻ là bán được thì em cam đoan các bác dẹp tiệm sớm thôi, nhất là trên online.
Sản phẩm nhắm vào đối tượng cụ thể nào? Vì sao phải “nhắm”? Vì trong ngành này, hành vi mua của các nhóm khách hàng quá khác nhau. Cùng là hàng nữ nhưng nhóm teen khác, nhóm sinh viên khác, nhóm văn phòng khách, nhóm bà mẹ trẻ khác, nhóm mua cho chồng khác… Mỗi shop (ít nhất là mỗi page) mở ra chỉ nên nhắm đến 1 đối tượng khách hàng mà thôi, nếu không thì công sức tiếp cận vào nhóm đối tượng sai kia coi như đổ xuống sông biển.
2. Kiến thức thời trang
Rất nhiều anh chị nghĩ rằng bán quần áo thì cần gì kiến thức chuyên môn. Em thì không dám đồng ý với quan điểm này. Thời nay khách đi mua hàng cần sản phẩm 1, thì cần tư vấn 10. Em lấy ví dụ như này:
Nếu bác nào trong group chơi thể thao, sẽ thấy dân thể thao chi rất nhiều tiền cho việc mua trang thiết bị, dụng cụ thể thao. Các cửa hàng bán đồ thể thao đông khách hầu hết là do chính các ông chơi thể thao mở ra, và khách cũng chỉ thích mua hàng của ông chủ đấy bán. Vì họ không mua sản phẩm, mà còn được sự tư vấn của một người có hiểu biết. Chỉ có dân thể thao họ mới hiểu thế nào là một cái vợt “đầm tay” để mà tư vấn cho khách. Cái sự “đầm tay” ấy nó không hẳn là trọng lượng, mà nó cũng chả phải là chất liệu; nó là “cảm giác đánh” kết hợp bởi nhiều yếu tố. Vậy thằng không đánh thì biết thế *éo nào mà tư vấn?
Người bán hàng thể thao giỏi phải biến cửa hàng mình thành một “thánh đường” của người yêu thể thao, mà người bán hàng như một linh mục dẫn dắt các tín đồ. Đứng trước một người bán hàng có kiến thức uyên thâm, khách hàng dễ dàng và ngoan ngoãn nghe theo lời khuyên của họ, vì nguyên tắc là nếu ai giỏi hơn mình thì mình sẽ dễ tin các bác ạ, khách hàng cũng thế.
Vì vậy, đã làm thời trang thì phải thông thuộc chất liệu, kỹ thuật may, dệt, form dáng, phân biệt được hàng xịn, hàng lởm, phải nhìn được các lỗi sản xuất nhỏ (để không bị nhà cung cấp lừa..) v..v.. Nếu không cứ cố thì cũng giống như bịt mắt đi xe đạp vậy.
3. Tư duy bán hàng
Đã làm hàng thời trang thì các bác nên xác định sẽ kiếm lời bắt đầu từ đơn hàng thứ hai của khách. Một số đồ phụ kiện, hàng ngách có tỷ lệ lời khá cao có thể bán một lần là ngon, nhưng về tổng thể muốn theo ngành này lâu năm thì rất khó chơi lướt sóng.
Tỷ lệ lợi nhuận của các mặt hàng thời trang thì dao động khó lường, nhưng tính trên trung bình sẽ chỉ rơi vào 1:2 (nghĩa là giá bán gấp đôi giá nhập), bởi vì các bác sẽ thường xuyên phải sale, phải thanh lý tồn kho… chưa kể các chi phí quảng cáo, mặt bằng, nhân viên…

-st-

                                                                                                                Chúc các bạn thành công!

Bình luận
Author: Dương Công ThànhVới kinh nghiệm hơn 5 năm là trong lĩnh vực facebook marketing, MMO. Sniper sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức mới mẻ và thực chiến, cung cấp phần mềm để giúp bạn tối ưu lợi nhuận khi bán hàng, chiến ad breaks hiệu quả. Tele/Zalo: 0965111249

ĐẶT MUA