Nội dung chính
7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu tạo nên thành công bền vững
Chiến lược thương hiệu là một trong những yếu tố quyết định đến việc thành hoặc bại trong kinh doanh. Nhiều người nghĩ, thương hiệu chỉ cần được tạo nên từ banner, logo, khẩu hiệu sao cho độc đáo và thu hút là được. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, bởi việc xây dựng thương hiệu cần được thực hiện theo các bước bài bản, chuyên nghiệp. Để nắm được các bước cụ thể đó là gì, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.
Xây dựng chiến lược thương hiệu có ý nghĩa gì?
Trước khi thực hiện các bước xây dựng thương hiệu, nhiều người thường đặt ra thắc mắc rằng việc xây dựng một chiến lượng cho thương hiệu có ý nghĩa gì. Thực tế, chiến lược cho thương hiệu là đưa ra các định hướng, cách thức thực hiện cụ thể nhằm định vị thương hiệu của các doanh nghiệp, sản phẩm với người tiêu dùng. Từ đó, gây được ấn tượng và tạo được thu hút khách hàng
Trong thời đại công nghệ 4.0, các doanh nghiệp phát triển dựa trên sự cạnh tranh công bằng, chính vì vậy việc xây dựng chiến lược thương hiệu đóng một vài trò hết sức quan trọng. Nó không chỉ giảm sức cạnh tranh, thu hút khách hàng mà còn giúp doanh nghiệp xác định được đúng mục tiêu và hướng phát triển của mình trong từng giai đoạn nhất định. Một thương hiệu chất lượng là một thương hiệu tạo được niềm tin và ghi dấu ấn bền vững với khách hàng.
Các bước xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp
Theo quy trình xây dựng tính thương hiệu cho sản phẩm, doanh nghiệp, nếu muốn đạt được thành công thì cần thực hiện đầy đủ 7 bước sau đây:
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu ở đây chính là một nhóm hoặc nhiều nhóm khách hàng tiềm năng với sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh. Trong bước này, bạn cần trả lời được 5 câu hỏi sau:
- Ai là mua sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh?
- Khách hàng mong muốn điều gì ở sản phẩm/dịch vụ của bạn?
- Vì sao khách hàng lại quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang kinh doanh?
- Những thông tin qua trọng về khách hàng bao gồm những gì?
- Khách hàng tìm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn gần nhất là khi nào?
Bước 2: Xác định tính cạnh tranh trên thị trường
Việc xác định tính cạnh tranh trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu đóng vai trò rất quan trọng. Nó giúp bạn phân tích được khả năng phát triển trong từng giai đoạn cụ thể. Từ đó, có thể đề ra được những giải pháp nhằm đẩy mạnh doanh thu và giảm tính cạnh tranh.
Bước 3: Xác định cơ hội thị trường
Cơ hội về nguồn vốn, khách hàng, đầu tư, chiến lược phát triển… là những yếu tố mà một người xây dựng thương hiệu cho sản phẩm/dịch vụ đang kinh doanh cần nắm vững. Nếu nắm bắt tốt các cơ hội, bạn sẽ biết cách xây dựng được cho mình những chiến lược phát triển phù hợp. Ngược lại, nếu không biết nắm cơ hội, bạn sẽ bị đẩy lùi ra phía sau và thất bại là cái kết phải nhận.
Bước 4: Xác định giá trị cốt lõi
Xác định giá trị cốt lõi ở đây tương đồng với việc bạn xác định mục tiêu cho từng tiến trình phát triển phát triển cụ thể. Ví dụ, thời gian đầu bạn sẽ tập trung vào việc tiếp cận khách hàng, giai đoạn thứ hai là thu hồi vốn và các giai đoạn tiếp theo là đẩy mạnh mức lợi nhuận…
Bước 5: Định vị thương hiệu
Định vị thương hiệu là bước khó nhất trong quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu. Bởi, bạn cần khẳng định được vị thế của mình trên thương trường kinh doanh, làm sao khi nhắc đến sản phẩm/dịch vụ mà bạn kinh doanh, khách hàng sẽ nhớ đến doanh nghiệp của bạn thay vì các đơn vị khác.
Bước 6: Nhận diện thương hiệu
Nhận diện thương hiệu được thể hiện qua việc thiết kế logo, banner, khẩu hiệu… Đối với yếu tố này thì bạn cần chú ý tạo được sự ấn tượng và thu hút mạnh, tránh sự lặp lại hoặc ăn cắp của những đơn vị nổi tiếng.
Bước 7: Quản trị thương hiệu
Đây là bước mang tính xâu chuỗi trong cả quá trình kinh doanh, giúp bạn quản lý và nắm được tiến trình phát triển cụ thể. Trong bước này đòi hỏi người quản lý phải có “tầm nhìn xa trông rộng” kết hợp với những phương pháp thực thi, khách quan và hiệu quả.
Với 7 bước xây dựng chiến lược thương hiệu nêu trên, nếu áp dụng bài bản, chắc chắn viện kinh doanh của bạn sẽ phát triển như “diều gặp gió”. Chúc bạn thành công!
Nhớ like và comment để ủng hộ mình có động lực viết thêm nhiều bài chất nhé. Bạn có thể tham khảo rất nhiều tại liệu hay, hãy kết nối với Sniper Software