Nội dung chính
4 yếu tố cốt lõi để phát triển kinh doanh online
Kinh doanh online – phát triển kinh doanh online luôn là bài toán rất nhiều doanh nghiệp / chủ shop đang rất đau đầu – một kênh phát triển quá mạnh mẽ, đem lại doanh số lớn mà còn về thương hiệu cho doanh nghiệp mình.
Khỏi dài dòng thêm nữa, để phát triển bền vững tính theo 5 năm đổ ra và rơi vào 5% những ông tồn tại sau khoảng thời gian tử thần của 1 hoạt động kinh doanh là 5 năm(số liệu của google ý ạ), chúng ta cần chuẩn hóa 4 yếu tố sau :
Sản phẩm
Ôi cái này đừng hỏi rồi, đa số khách hàng tìm đến em để sử dụng dịch vụ có vài nguyên nhân(trực tiếp đến sản phẩm) sau :
– Hàng tồn, hàng lỗi, không đẩy được.
– Mới nhập một lô hàng mới về, giá tốt, so với thị trường, cắt lỗ cắt lãi đi thì lời 1 rổ, tuy nhiên đẩy thế nào thì… còn tùy.
Nhưng khi em hỏi một số câu cơ bản như : Sản phẩm của anh chị có gì nổi bật trên thị trường, so với đối thủ ? Lý do THỰC SỰ của hành vi khách hàng mua hàng của anh chị là gì ? Sản phẩm có điểm gì hữu ích, thiết thực với khách hàng ?… thì lại nhận được những câu trả lời rất chung chung, thậm chí là : “chị thuê em không phải để em hỏi chị nhé?”.. Dạ vâng ạ, nhưng em đâu có lấy tiền khi chị và em còn chưa hiểu về chính những thứ mà chị đang tung ra cho hàng trăm hàng ngàn thậm chí hàng chục ngàn người ngoài kia sử dụng ? Cứ đâm vào bán những sản phẩm không tốt cho sức khỏe, chất liệu thì lởm khởm kém thân thiện với môi trường, giả nhái kém chất lượng thì mới gọi là ổn sao chị ?, Không mấy may mắn, người chị của tôi nhanh chóng trở thành Người dùng Facebook :'(
Rút ra ở đây là gì ? Kể cả khi bán hàng (sản phẩm) hay kinh doanh dịch vụ, thì rõ ràng không chỉ đơn giản là bán “thứ đó” để thu về lợi nhuận, mà còn là linh hồn, tâm huyết và trái tim, khối óc của founder, hơi hâm, nhưng cái tâm nó mới bằng 3 cái tài.
Và sản phẩm thì có cần đổi mới, cần phù hợp thị trường, cần điều chỉnh về giá, nếu không đổi mới được thì cần đổi mới về GÓC NHÌN cho sản phẩm đó, và dần dần phải nâng cao giá trị sản phẩm thông qua “DỊCH VỤ” (cái này em nói sau).
Uh thì đầu tiên em phải thấy chính anh/chị và gia đình người thân bạn bè sử dụng sp và dịch vụ anh chị cung cấp đã. Sau đó em thấy tia hạnh phúc khi anh chị bán được sản phẩm này ra thị trường và cung cấp cho nhiều người, khi đó anh/chị có lẽ sẽ nắm được tới 25% thành công rồi (còn 3 trụ nữa)
Marketing
Oh my god, có tới trên 80% chúng ta chưa thực sự nắm rõ khái niệm này kể cả chúng ta đôi khi còn làm tốt hơn những ông nắm rõ nó trong 1 số trường đại học khối ngành kinh tế. Thôi thì em cứ trích dẫn google ra cho dễ :
“Marketing là Nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn vấn đề của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp”
Tức là rất rõ ràng, marketing bao gồm cả truyền thông (là bố của truyền thông, thương hiệu.)
Ồ, vậy hiểu và yêu sản phẩm rồi, marketing sản phẩm/dịch vụ ra sao trên cái môi trường online thầy thì lắm thợ thì nhiều mà người làm thì bỗng dưng tỷ lệ thất nghiệp trở thành 0% khi chúng ta đăng tin tuyển dụng bây giờ ? Nói Nôm Na, với online, marketing là cách sử dụng các công cụ online để đưa sản phẩm đến với khách hàng tiềm năng, hoặc là tìm về khách hàng tiềm năng có hoặc sẽ có nhu cầu sử dụng sản phẩm / dịch vụ để chuyển các “em ấy” thành khách hàng của chúng ta. Và rõ ràng là marketing khác xa với advertising (Quảng cáo) rất rất nhiều nhé. Quảng cáo là một phần của marketing, không phải là tất cả.
Vậy chúng ta, có cần phải lên kế hoạch marketing, xây dựng 7P, 7Ps, 4P, ASIS không ? Cần xây dựng 1 team marketing thiện chiến, chiến tất cả các kênh online, phủ “toàn vũ trụ” được chứ ? Câu trả lời đơn giản ở đây là “liệu cơm gắp mắm”, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chiến lược này, kể ra gọn gọn trong 5M :
– Man = nguồn nhân lực.
– Money = Tiền bạc.
– Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng.
– Machine = máy móc/công nghệ.
– Method = phương pháp làm việc.
Từng cái này tối ưu, nghĩa là hoạt động của chúng ta sẽ tối ưu, và cần một cái đầu của người chủ, để lắp các mảnh ghép lại, để đưa ra cho doanh nghiệp cũng như sản phẩm, cách thức kinh doanh của chúng ta phát triển dài hạn.
Chứ không đơn giản chỉ là bán được hàng….
SALE
Giống như nút thắt trong một sợi dây tự buộc, với sản phẩm tốt và niềm tin bỏng cháy, với một chiến dịch, chiến lược trong marketing và các kênh được lên và chuẩn bị bài bản, chúng ta chỉ có thể cụ thể hóa nó thành doanh thu, hơn nữa là lợi nhuận nếu yếu tố này vận hành hiệu quả. Bạn cứ tưởng tượng đi, bạn dùng 1. Sản phẩm + 2. Marketing cho người ta “Sướng” rồi, điện nước lênh láng rồi, mà không “đưa” vào thì…. thực sự là dở hơi đúng không ? (Tôi đang nói đến việc ăn kem nhé, tuy nhiên tôi thích suy nghĩ của bạn).
Trước khi bắt đầu quá trình này, chúng ta cần chuẩn bị một chút :
– Các điểm tiếp xúc khách hàng (touching-point-customer)(Google Search vào phần hình ảnh ra rất nhiều) – khách hàng sẽ “được” sale ở đâu ? (không động chạm thì lấy đâu ra nước?)
– Các kịch bản cho từng điểm tiếp xúc này thế nào ? Đơn giản là chạm mỗi chỗ thì như nào ? Chạm tay thì ra sao, cổ vai gáy có các phương án massage thế nào, lúc nào thì chạm môi ? (Ví dụ : chỉ cần ở phần comment trong quảng cáo đã chốt được đơn, vậy kịch bản cho giai đoạn này sẽ như nào ?, khách phải đề lại số điện thoại mới telesale chốt đơn, vậy kịch bản telesale có chưa ? Khách hàng sẽ inbox cho chúng ta để chốt đơn, vậy cần kịch bản inbox khách, những thông tin tối thiểu khách cần cung cấp cho chúng ta để có thể sale ?…”
Thôi em sẽ nghiêm túc
– Bảng hỏi thường gặp của khách hàng ? Tối thiểu 15 câu hỏi khách sẽ hỏi về sản phẩm và các yếu tố xoay quanh sp, các yếu tố xoay quanh hậu mãi, bảo hành bào trì đổi trả v…v
-(CALL-TO-ACTION) như thế nào cho vừa duyên dáng, vừa tăng tỷ lệ chốt ? – cái này phải đo và tự đổi mới mình thường xuyên nhé. Ví dụ : vài tháng trước có thể chốt sale bằng cách “Mình thích là mình mua luôn thôi anh”, nhưng tháng này CTA có thể là : “chỉ cần…. là đủ, nhưng thứ khác, có hay không, không quan trọng” (ví dụ cho việc bán hàng với đối tượng trẻ, CTA theo trends…)
– Làm thế nào để remarketing tới khách hàng cũ(trước chiến dịch) upsale ? – cái này công cụ online bây giờ rất nhiều, mình khá tin dùng abit.vn của anh Nghĩa đẹp trai. Support rất ok.
– Mở rộng các kênh cross-sale, phát triển đội ngũ CTV online, đại lý online ? Đã có kế hoạch hành động chưa ? (Bài toán 5M). Sẽ có một bài chia sẻ mini về kế hoạch lập đội này, chi phí hoàn toàn từ giá thành sản phẩm (chiết khấu) nhé
Đó là trước và trong bán hàng, còn sau bán hàng ?
– Hệ thống vận đơn vận hành đã tối ưu chưa ? đơn vị chuyển phát và các tiêu chí cho nó (thời gian chuyển hàng, chi phí vận chuyển, time lưu kho, phí COD, time hỗ trợ chuyển lại, phí đơn hoàn v….v) (với 500 ae bán hàng toàn quốc và bắt buộc phải sử dụng các đơn vị CPN).
– Hệ thống chăm sóc khách hàng tại điểm bán (với cả cửa hàng và dịch vụ) kịch bản ra sao để luôn “toát” lên 1 thứ gì đó riêng, ko lẫn, mà vẫn thân tình ?
– Với dịch vụ, làm thế nào để sau khi sử dụng dịch vụ với chiến dịch này, đầu chờ ra cho chiến dịch sau luôn mở, các sp mới có cơ hội được chào đón ?
Rồi rồi rồi, chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ làm chúng ta phải đặt bút lên vài trang giấy A4 để liệt kê ra những thứ mình có và chưa có chưa ?
(còn tiếp)
Nguồn: Tín Văn Thành