3 điều quan trọng bạn thường bỏ qua khi xây dựng thương hiệu
Rất nhiều người quan niệm sai lầm rằng một “thương hiệu” chỉ đơn giản là logo, màu sắc, tên, hoặc phông chữ mà doanh nghiệp sử dụng. Mặc dù thương hiệu có nguồn gốc khiêm tốn từ các yếu tố trên, nhưng việc xây dựng thương hiệu hiện nay đã thực sự phát triển bằng những bước nhảy vọt.
Trái với cách hiểu trước đây, thương hiệu không còn chỉ là các biểu tượng hình ảnh kết hợp một sản phẩm với một công ty. Ngày nay, các thương hiệu còn nhiều hơn thế. Thương hiệu bao gồm mọi tương tác khách hàng – cả hình ảnh lẫn các biểu hiện bề ngoài tích cực hoặc tiêu cực.
Để phát triển bản sắc thương hiệu thực sự hiệu quả, bạn cần quan tâm đến sự hữu hình. Thương hiệu phải hấp dẫn các giác quan. Bên cạnh đó, phải làm nổi bật sự công nhận, phải mở rộng những gì làm cho doanh nghiệp của bạn khác biệt, và phải làm cho ý tưởng lớn của bạn, thông điệp của bạn, và ý nghĩa đằng sau các khái niệm của bạn có thể đọc được và dễ tiếp cận.
Ai là người bạn muốn truyền tải Thương hiệu tới?
Để tạo ra một thương hiệu nổi trội, trước tiên bạn phải có một sự hiểu biết vững chắc về khách hàng của bạn. Để làm như vậy, bạn phải đầu tư thời gian để tiến hành nghiên cứu khách hàng một cách triệt để.
Chân dung người mua là một hình tượng đại diện khách hàng lý tưởng của bạn dựa trên nghiên cứu thị trường và dữ liệu thực về khách hàng hiện tại của bạn.
Tập trung vào việc hiểu biết sâu sắc về quyết định của người mua – thái độ cụ thể, mối quan tâm của họ cũng như tiêu chí để họ lựa chọn bạn hay đối thủ cạnh tranh của bạn. Nói cách khác, khách hàng lý tưởng của bạn là ai và điều gì khiến họ thực sự quan tâm?
Mỗi quyết định về thương hiệu phải được hỗ trợ bởi một chiến lược marketing được xây dựng xung quanh khách hàng của bạn. Vì thương hiệu của bạn không ngừng phát triển theo thời gian, bạn phải đặt người mua của bạn làm trung tâm.
Hãy nhớ rằng thương hiệu của bạn không phải là những gì bạn làm mà là những gì thị trường cảm thấy về công ty của bạn. Dưới đây là ba điều bạn có thể đã bỏ qua:
1. Kinh nghiệm về sự trực quan
Thông thường, khi chúng ta nghĩ về thương hiệu theo quan điểm về sự trực quan, chúng ta không nghĩ tới logo hoặc tên thương hiệu. Mặc dù hai thành phần này chắc chắn là các yếu tố trực quan quan trọng về doanh nghiệp của bạn và điều gì làm nó khác biệt với đối thủ cạnh tranh của bạn, đừng bỏ qua những yếu tố trực quan sau:
- Nghệ thuật sắp chữ (Typography)
Bạn có thể không để ý đến Typography, nhưng các chi tiết nhỏ như này có thể nói được rất nhiều về việc thương hiệu có thể được cảm nhận bởi đối tượng mà bạn hướng tới. Bạn sẽ thấy có cả một phương pháp khoa học để lựa chọn các phông chữ thích hợp. Và việc lựa chọn Typography còn phức tạp hơn chọn phông chữ cho thương hiệu.
- Hình ảnh
Hẳn bạn cũng biết câu nói: “một bức tranh nói lên hàng ngàn lời”. Mỗi hình ảnh liên quan đến tài sản thương hiệu của bạn sẽ góp phần để thương hiệu của bạn được quan tâm.
Mặc dù không phải tất cả các biểu tượng đều cần sự trực quan, nhưng đó là một cách tuyệt vời để thương hiệu của bạn trở nên đáng nhớ và hiệu quả.
2. Kinh nghiệm về Ngoại vi
Hãy nhớ rằng thương hiệu của bạn là tất cả những gì đối tượng mục tiêu của bạn nhận thực được. Dưới đây là hai thành phần giúp hình thành nhận thức:
- Trải nghiệm người dùng
Chỉ cho khách hàng thấy bạn quan tâm đến họ – thời gian, công việc kinh doanh của họ. Hãy chắc chắn rằng thiết kế của bạn không chỉ đẹp, nhưng điều quan trọng hơn cả là chức năng, sự hợp lý, và liền mạch. Kiểm tra trang web của bạn trên các thiết bị khác nhau và đảm bảo mọi thứ hoạt động tuyệt vời và nó được tối ưu hóa để sử dụng trong mọi thiết bị.
- Âm điệu và ngôn ngữ
Âm điệu và ngôn ngữ là một phần của kinh nghiệm ngoại vi với thương hiệu của bạn. Cho dù bạn biết hay không, nó là một khuôn khổ thương hiệu của bạn. Nếu bạn xây dựng chân dung khách hàng một cách triệt để, bạn sẽ biết chính xác âm điệu và ngôn ngữ nào sẽ cộng hưởng tốt nhất tới đối tượng mục tiêu của mình.
Điều quan trọng nhất ở đây, là cuối cùng thì bạn đang nói chuyện với con người. Bạn cần thể hiện sự vui vẻ, nhiệt tình và mang lại thông tin mà không bị lặp đi lặp lại và lạnh lùng. Bạn có thể thể hiện sự chuyên nghiệp, có liên quan, và chân thành cùng một lúc mà không phải hy sinh một chút hài hước và cá tính.
3. Câu chuyện về Thương hiệu của bạn
Câu chuyện thương hiệu là huyết mạch của toàn bộ bản sắc thương hiệu của bạn. Nó định nghĩa doanh nghiệp của bạn, giá trị, thông điệp và điều gì làm cho nó khác biệt. Câu chuyện về thương hiệu của bạn nên là trái tim và tâm hồn của tất cả tài sản thương hiệu của bạn. Dưới đây là một số câu hỏi có thể giúp bạn xây dựng câu chuyện thương hiệu của mình.
Kể một câu chuyện để giải thích tại sao lại xuất hiện thương hiệu của bạn. Nguồn gốc có thể được thiết lập bằng bất kỳ cách nào sáng tạo. Không có cách nào tốt hơn để hợp thức hóa thương hiệu của bạn bằng cách neo lại nó từ trong quá khứ.
- Nguồn gốc thương hiệu: Nguồn gốc của thương hiệu của bạn là gì? Thương hiệu bắt đầu thế nào? Ai là người mà thương hiệu sẽ hướng tới?
- Câu chuyện thương hiệu: Ai là người hùng trong câu chuyện của bạn? Cách bạn hỗ trợ và làm tăng sức mạnh để khách hàng vượt qua những trở ngại của họ?
- Sự khác biệt về thương hiệu: Điều gì làm cho thương hiệu của bạn có tính xác thực? Điều gì làm cho giải pháp của thương hiệu của bạn khác với đối thủ cạnh tranh?
Đúc kết
Có rất nhiều thứ để phát triển thương hiệu ngoài việc chau chuốt về hình ảnh. Đối với một thương hiệu thực sự nổi bật, vang dội, và bền vững, điều quan trọng là phải phát triển một chiến lược theo từng bước cho mọi khía cạnh của bản sắc thương hiệu của bạn.
Đừng quá vội vã trong quá trình này. Hãy dành thời gian của bạn và đảm bảo rằng mọi quyết định được đưa ra đều dựa trên nghiên cứu chắc chắn chứ không phải theo ý thích. Cuối cùng, mặc dù thương hiệu của bạn được xác định bằng nhận thức của thị trường, nhưng bạn chính là người định hình nên nhận thức đó.
Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu tại đây