10 Cách xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness)

Rate this post

10 Cách xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness)

Là chủ hoặc là người trực tiếp điều hành doanh nghiệp, chắc chắn bạn sẽ luôn trăn trở với việc xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness) cho doanh nghiệp của mình. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp tạo ra được thành công và đâu là bí quyết?

Một vài ví dụ như:

  • Khi bạn cần mua một chiếc máy lọc nước bạn nghĩ đến Kangaroo,
  • Khi bạn muốn mua một căn hộ bạn sẽ nghĩ đến Vinhomes,
  • Khi bạn muốn thiết kế website bạn nghĩ đến Nef Digital,

Bản chất là bạn đã từng quan tâm và biết đến những sản phẩm dịch vụ như vậy cũng như thương hiệu nhà cung cấp liên quan. Nói cách khác thì đó chính là một dạng “niềm tin cũ” đã được hình thành sẵn trong tâm trí của bạn.

Tại sao nhận thức về thương hiệu lại quan trọng?

Đầu tiên, phải nói đến sức ảnh hưởng từ thương hiệu là rất quan trọng với sự phát triển và bền vững của doanh nghiệp. Thương hiệu giúp kết nối với niềm tin của khách hàng với các giá trị từ doanh nghiệp tạo dựng lên.

Thương hiệu được kết hợp nhiều yếu tố từ các thành phần của bộ nhận diện thương hiệu (logo, tông màu, các hình ảnh biểu trưng, các ấn phẩm truyền thông,…) cho đến trải nghiệm của khách hàng trên hành trình tương tác của họ với doanh nghiệp.

Nói như vậy có nghĩa là chất lượng của sản phẩm dịch vụ là chưa đủ, hoặc bạn có chi bao nhiêu tiền cho quảng cáo truyền thông cũng là chưa đủ. Thương hiệu cần sự nhất quán và xuyên suốt, quan trọng hơn là phải xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness) một cách thông minh.

Brand awareness là gì?

Brand awareness (nhận thức về thương hiệu) là mức độ mà một thương hiệu được khách hàng tiềm năng công nhận và kết hợp chính xác với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể liên quan.

Nhận thức về thương hiệu có thể là:

  • Khách hàng tiềm năng hiểu biết và có thông tin về doanh nghiệp của bạn
  • Các truy vấn trên công cụ tìm kiếm liên quan đến tên thương hiệu của bạn
  • Khách hàng lựa chọn sản phẩm dịch vụ của bạn ngay cả khi giá cả của bạn cao hơn đối thủ,…
10 Cách xây dựng nhận thức về thương hiệu
10 Cách xây dựng nhận thức về thương hiệu

Xem thêm : Phần mềm Sniper 
 

Mức độ liên quan giữa tên thương hiệu và sản phẩm dịch vụ

Khi người dùng tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp của bạn, điều đó cho thấy họ có nhận thức về thương hiệu của bạn. Điều này tốt hơn nhiều cho việc tạo ra giá trị chuyển đổi và tăng trưởng cho các chiến dịch kinh doanh mà bạn hướng đến.

Nhận diện thương hiệu và nhận biết thương hiệu

Hai khái niệm nhận diện thương hiệu (brand recognition) và nhận thức về thương hiệu (brand awareness) cần được phân biệt để tránh sai lầm trong chiến lược xây dựng.

Nhận diện thương hiệu được ví như “bộ mặt” của thương hiệu, bao gồm các thành phần được hiển thị và show ra như: logo, màu sắc, font chữ,…

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu thường được thực hiện đầu tiên với các hoạt động thiết kế dựa trên các định hướng doanh nghiệp trong trung và dài hạn. Brand recognition được thực hiện một lần và tiếp tục được điều chỉnh theo một tần suất nào đó.

Trong khi đó Brand awareness là một bước xa hơn, việc xây dựng nhận thức về thương hiêu cần đạt được sự ghi nhớ từ đối tượng mục tiêu đến các giá trị và thông điệp của thương hiệu.

Nhận thức về thương hiệu là tất cả các trạng thái về tâm lý của khách hàng mục tiêu phản ứng khi họ nhìn thấy, nghe thấy một trong các yếu tố liên quan đến thương hiệu.

10 Cách xây dựng nhận thức về thương hiệu

Quảng cáo là việc được mọi người nghĩ đến đầu tiên khi bắt đầu một quá trình xây dựng nhận thức thương hiệu. Quảng cáo trả phí, quảng cáo miễn phí,… tất cả đều được xem xét và sử dụng mọi lúc, mọi nơi, miễn sao khách hàng tiềm năng tiếp cận được đến được với thương hiệu của bạn.

Với các nền tảng digital marketing phổ biến và mạnh mẽ như hiện nay thì các nhà tiếp thị và truyền thông thường nghĩ đến các chiến dịch quảng cáo hiển thị để thúc đẩy cho việc xây dựng nhận thức về thương hiệu.

Với các hình thức quảng cáo hiển thị, bạn có thể tiếp cận hàng ngàn lượt xem với mức chi phí vô cùng thấp, có khi chỉ vài ngàn đồng (cho mỗi CPM).

Thương hiệu của bạn sẽ trở thành cái tên quen thuộc với khách hàng mục tiêu, điều đó cần thời gian và không phải doanh nghiệp nào cũng thành công. Tuy nhiên bạn có thể thử các cách dưới đây:

#1. Truyền thông mạng xã hội (social media)

Sự bùng nổ của mạng xã hội gần 10 năm nay làm thay đổi toàn bộ hành vi xã hội nói chung và ngành truyền thông marketing nói riêng.

Sử dụng phương tiện truyền thông mạng xã hội là không thể không làm đối với mọi loại hình và quy mô doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp lớn đã sử dụng rất hiệu quả và cũng nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ, thậm chí các cá nhân cũng phát triển mạnh mẽ hoạt động kinh doanh của mình nhờ mạng xã hội.

So sánh các kênh mạng xã hội
So sánh các kênh mạng xã hội

Xét trên phương diện xây dựng nhận thức về thương hiệu thì đây là cách đặc biệt hiệu quả, nhanh và có chi phí thấp. Bạn cũng có thể tiếp cận với chi phí “bằng 0” thông qua các hoạt động organic.

Một số nền tảng mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam:

  • Facebook
  • Instagram
  • Zalo
  • TikTok
  • Twitter
  • Linkedin,…

Đặc biệt với Facebook, Zalo và gần đây là TikTok được sử dụng như một phương thức chủ đạo cho các chiến dịch truyền thông xây dựng nhận thức về thương hiệu.

#2. Phát triển kênh Youtube

Với các cá nhân và doanh nghiệp có lợi thế để sáng tạo nội dung video thì đây là một cách tuyệt vời và và miễn phí thậm chí thu được phí khi các video tạo ra có lượng người xem tốt.

“Cho trước nhận sau”, cái cho đi là sự chia sẻ các kiến thức và thông tin hữu ích và phù hợp nhất với người xem. Cái nhận được là sự biết đến, tin tưởng và yêu thích vào thương hiệu của bạn.

Chúng ta đều biết đến việc cả nhưng kênh truyền thông mạnh mẽ nhất như truyền hình, kênh người nổi tiếng, các gameshow,… đều lấy Youtube để phát triển như một kênh truyền hình chính thức.

#3. KOL & KOC

Tác động đến việc xây dựng nhận thức về thương hiệu từ việc sử dụng sức ảnh hưởng từ người nổi tiếng luôn hiệu quả. Với thời đại của digital và mạng xã hội thị điều này càng trở nên rõ rệt hơn.

Nếu chiến dịch truyền thông của bạn đủ S.M.A.R.T, có khả năng tạo ra xu hướng hoặc viral thì việc sử dụng hình thức KOLs/KOCs sẽ giúp tạo hiệu ứng rất mạnh mẽ.

Với các thương hiệu lớn, doanh nghiệp mạnh, khả năng tiếp cận với hình thức này sẽ dễ dàng hơn bởi yếu tố chi phí. Tuy nhiên hiện nay, việc sử dụng các KOLs/KOCs không còn quá khó khăn đặc biệt với sự phát triển của các micro KOLs/KOCs. Bạn có thể kết nối dịch vụ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các nền tảng quản lý.

Chiến lược xây dựng nhận thức về thương hiệu của OPPO với KOLs
Chiến lược xây dựng nhận thức về thương hiệu của OPPO với KOLs

Lưu ý: Các micro KOLs/KOCs khi sử dụng cần lưu ý lựa chọn kỹ lưỡng. Nhiều chỉ số đánh giá sức ảnh hưởng thường bị “fake” hoặc sử dụng tools để tạo (follow, like, cmt,…)

#4. PR báo điện tử

Bạn đừng bỏ qua cách thức này, nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ cũng không nên bỏ qua vì sự lo sợ về chi phí hay sự e ngại nào đó.

Hình thức PR thông qua báo điện tử vẫn và luôn có mức độ uy tín nhất định, có sự lan tỏa và tác động tốt đến nhận thức về thương hiệu của bạn.

PR báo chí hiện nay có mức chi phí thấp, thậm chí rất thấp so với nhiều hình thức khác. Bạn cũng nên suy nghĩ về sự kết hợp PR báo chí với các hình thức khác như: Paid media, SEO, Social media,…

#5. Quảng cáo trả phí (paid media)

Nếu xem xét kỹ lưỡng và bạn có một kế hoạch kinh doanh bài bản. Xác định được mục tiêu kinh doanh và các hạn mức, bạn sẽ có mức ngân sách tốt cho hình thức quảng cáo trả phí.

Thông thương quảng cáo trả phí sẽ gắn với các mục tiêu chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng (data) và doanh thu. Tuy nhiên các loại quảng cáo trả phí với mục tiêu hiển thị và xây dựng nhận thức thường có chi phí thấp và tác động khá lớn.

Quảng cáo Google & xây dựng nhận thức về thương hiệu
Quảng cáo Google & xây dựng nhận thức về thương hiệu

Quảng cáo trả phí với mục tiêu xây dựng nhận thức thương hiệu có thể sử dụng trên hầu hết các nên tảng như:

  • Quảng cáo Google (GDN)
  • Quảng cáo Facebook (fanpage, messenger, instagram,…)
  • Quảng cáo Zalo
  • Quảng cáo Youtube
  • Quảng cáo TikTok,…

#6. Tiếp thị liên kết

Sử dụng các đối tác liên kết tiếp thị sẽ phù hợp với các thương hiệu kinh doanh trực tuyến, thương mại điện tử. Hình thức này giúp kết nối nhiều nhà tiếp thị, sử dụng nền tảng của họ để tiếp cận nhiều hơn với khách hàng mục tiêu.

Thương hiệu của bạn qua cách thức này sẽ được tiếp cận nhiều hơn với thị trường, nhưng quan trọng là các đối tác sẽ review cho thương hiệu của bạn, đó là điều tuyệt vời nhất.

#7. Thư điện tử quảng cáo

Hình thức Email marketing không còn sức ảnh hưởng lớn ở thời điểm hiện tại bởi đặc điểm outbound kém thân thiện, thậm chí là yếu tố spam.

Với một số loại hình kinh doanh mà người dùng cần nhiều thông tin, thông tin mà người dùng cần cập nhật liên tục và đối tượng mục tiêu có khuynh hướng tương tác thường xuyên với email thì cách thức này là tuyệt vời để áp dụng.

#số 8. Tiếp thị nội dung & SEO

Nếu bạn tinh ý hoặc người trong nghề sẽ nhận ra rất nhiều thương hiệu lớn ngay tại Việt Nam đã và đang rất thành công với cách thức này, ví dụ:

  • Bệnh viện Vinmec
  • Thế giới di động
  • Điện máy xanh
  • chỉ
  • Brandvietnam.com,…
Tiếp thị nội dung & SEO
Tiếp thị nội dung & SEO

Bạn thử suy ngẫm xem với số lượng hàng ngàn bài viết trên website và lưu lượng truy cập hàng triệu lượt mỗi tháng, điều đó sẽ tạo nên một thương hiệu mạnh như thế nào!

Content marketing và SEO là một khuyến nghị quan trọng và bạn nên sử dụng ngay lập tức.

#9. Tiếp thị nội dung và đăng bài của khách

Vẫn là phương thức content marketing nhưng gắn với việc phát triển theo hường guest posting (bài viết khách). Phương thức này cho phép các review, đánh giá về một chủ đề liên quan đến đối tượng mục tiêu cho doanh nghiệp của bạn từ một chủ thể liên quan.

Ví dụ: Bạn kinh doanh phần mềm quản trị doanh nghiệp (ERP), bạn có thể mời các bài viết khách từ các đơn vị như dịch vụ digital marketing, nhân sự, đào tạo,… họ có thể đăng trên kênh của bạn theo hình thức “chuyên gia viết”.

Ở đó họ được quyền giới thiệu về doanh nghiệp và thương hiệu của họ, nhưng đồng thời phải cung cấp thêm giá trị thông tin và kiến thức cho khách hàng mục tiêu của bạn.

#10. Tiếp thị lại

Và phương thức tiếp thị lại sẽ giúp đối tượng mục tiêu của bạn tiếp cận lại hoặc tiếp cận nhóm thông điệp khác từ thương hiệu của bạn. Từ đó tăng thêm sự hiểu biết và nhận thức về thương hiệu của bạn.

Tiếp thị lại thường gắn với hình thức quảng cáo trả phí hoặc trên các “own media” mà đối tượng của bạn follow và tương tác nhiều lần.

Trên đây là 10 Cách xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness)

Câu hỏi thường gặp

Brand Awareness là gì?

Brand awareness (nhận thức về thương hiệu) là mức độ mà một thương hiệu được khách hàng tiềm năng công nhận và kết hợp chính xác với sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể liên quan.

Tại sao nhận thức về thương hiệu lại quan trọng?

Thương hiệu giúp kết nối với niềm tin của khách hàng với các giá trị từ doanh nghiệp tạo dựng lên. Thương hiệu cần sự nhất quán và xuyên suốt, quan trọng hơn là phải xây dựng nhận thức về thương hiệu (brand awareness) một cách thông minh…

Lời kết

Các cách xây dựng nhận thức thương hiệu như đề cập ở trên, về bản chất là hình thức sử dụng công cụ để làm truyền thông và tạo hiệu ứng lan tỏa.

Để tạo ra sức ảnh hưởng và hiệu quả awareness, bạn cần có ý tưởng thông minh cho từng chiến dịch. Không có một quy chuẩn nào mà việc này cần sự sáng tạo phù hợp với đối tượng mục tiêu và ngành hàng của bạn.

Trên đây là các chia sẻ về brand awareness và các cách xây dựng nhận thức về thương hiệu. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển một doanh nghiệp bền vững và mạnh mẽ.

LIÊN HỆ: Hổ trợ phần mềm tìm kiếm khách hàng tiềm năng bằng traffic

Bình luận
Author: Hoàng Thị LinaVới kinh nghiệm hơn 5 năm là trong lĩnh vực facebook marketing, MMO. Sniper sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức mới mẻ và thực chiến, cung Cấp các phần mềm để giúp bạn tối ưu lợi nhuận khi bán hàng, chiến ad breaks hiệu quả, Liên hệ: 093.192.88.89

ĐẶT MUA