Landing Page là gì ? Cách tạo ra 1 Landing Page chuyển đổi cao

Landing Page là gì ? cách tạo ra Landing Page chuyển đổi cao
Rate this post

Landing Page là gì ? Cách tạo ra 1 Landing Page chuyển đổi cao

Landing page là một cụm từ tiếng Anh dùng trong ngành digital marketing. Nếu dịch nôm ra tiếng Việt, nó có nghĩa là trang đích, trang đích đến. Đây là một trang riêng lẻ, chúng được thiết kế với một nội dung và mục đích chuyên biệt, hoàn toàn khác với trang webpage khác.
Landing page là trang truy cập đích đến của khách hàng tiềm năng. Mục đích của chúng là kêu gọi hành động của khách hàng. Các hành động đó có thể là click vào 1 đường link, dùng thử dịch vụ, điền vào form đăng ký hay để lại số điện thoại,… Chúng trở thành một công cụ giúp tăng thứ hạng website lên cao, gia tăng lượng số lượng khách hàng.
Mặc dù, landing page chỉ có một hình thức, mục tiêu thể hiện nhưng chúng lại được chia thành nhiều loại khác nhau. Điển hình là 3 dạng landing page:
  • Lead page – Landing page thu thập các đối tượng khách hàng tiềm năng: đây là các landing page giữ nhiệm vụ kêu gọi khách hàng đăng ký thông tin, nhận quà,…
  • Sales page – landing page bán hàng: mục đích của các landing page là thuyết phục, kích thích hành vi mua bán của khách hàng.
  • Click–through page – Landing page trung gian chuyển đổi: nhiệm vụ của landing page này dùng những nút kêu gọi hành động để chuyển hướng sang trang khác. Tại đó, mọi thông tin về sản phẩm, dịch vụ được cung cấp chi tiết đồng thời cũng dẫn khách hàng trở về website chính.
Mỗi loại landing page có đặc điểm khác nhau. Do đó, người làm marketing cần căn cứ vào loại hình dịch vụ, sản phẩm cùng mục đích quảng bá của mình để sử dụng các loại landing page cho phù hợp, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng nhất.
landing page
landing page

Cách tạo ra Landing Page chuyển đổi cao

Để tạo ra landing page hoàn hảo, bạn cần tiến hành theo trình tự sau:

Bước 1: Xây dựng landing page đầu tiên

Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng thông qua việc chọn nền tảng, xác định mục tiêu chuyển đổi thì giờ đây, bạn bắt đầu xây dựng phần cấu trúc của một landing page với 7 phần:
  • Tiêu đề.
  • Ảnh minh họa.
  • Thông điệp lợi ích.
  • Biểu mẫu.
  • Call To Action.
  • Tín hiệu tin cậy.
  • Trang hậu chuyển đổi.
Việc xây dựng này, một người là đã có thể hoàn thành được. Nhưng để tăng tính hiệu quả, việc hợp tác, làm việc cùng với một số thành viên khác sẽ tạo ra một landing page hoàn hảo, tối ưu hơn.
Một điểm cần lưu ý mà khá nhiều người thường bỏ qua khi xây dựng landing page đó chính là những điều sẽ xảy ra sau khi khách hàng truy cập. Do đó, bạn cần xây dựng một trang sau chuyển đổi. Đây sẽ là thời điểm để người dùng bắt đầu chuyển sang bước tiếp theo trong phễu của bạn.
Trang xác nhận chính là điểm chạm đầu tiên sau trang đích. Do đó, bạn nên tận dụng cơ hội để gợi ý thêm cho khách hàng thực hiện những hành động chuyển đổi khác như:
  • Mời họ đăng ký nhận newsletter.
  • Tặng một code giảm giá.
  • Mời tham dự một webinar.
Thông qua các gợi ý trên, bạn sẽ thêm được những hành động chuyển đổi tiếp theo. Đồng thời nó cũng sẽ nâng cao khả năng thành công khi thực hiện.

Bước 2: Kéo traffic về trang đích

Để kéo traffic về trang đích, bạn có thể chọn 1 trong các cách sau:
  • Chạy quảng cáo trả phí: tức là sử dụng quảng cáo trả tiền dưới dạng trả phí theo click.
  • Email marketing: thiết lập một danh sách khách hàng tiềm năng để thông qua email marketing kéo họ về landing page của mình.
  • Content marketing: tạo nội dung mang tính định hướng người đọc để thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên rồi điều hướng họ tới landing page mong muốn

Bước 3: Thu thập phản hồi để thử nghiệm

Đây là bước vô cùng quan trọng. Bởi có thu thập đủ dữ liệu phản hồi thì bạn mới có cái nhìn đúng, khách quan chứ không dựa vào ý kiến chủ quan của mình để đưa ra quyết định cần test điều gì trên landing page.

Bước 4: Tạo một landing page từ những phản hồi thu được

Khi phiên bản landing page đầu tiên hoàn thành, bạn sẽ xây dựng được một landing page mới dựa trên chính những phản hồi thu nhận được từ trang trước. Phiên bản này sẽ được thử nghiệm và tiến hành so sánh với phiên bản trước.
Bạn sẽ phải đoán xem phần nào đang bị đặt sai chỗ, phần nào đang gây ra những nhầm lẫn cho người dùng hoặc đâu là chỗ cần cải tiến. Từ đó, bạn sẽ phát triển giả thuyết và tạo ra một landing page mới. Sau đó, bạn kiểm tra kết quả của 2 phiên bản xem tỷ lệ chuyển đổi của chúng là bao nhiêu.
Qua việc so sánh, bạn sẽ chọn ra được phiên bản hoàn hảo nhất cũng như đưa ra được quyết định sáng suốt về cách tối ưu hóa trang của mình.

Bước 5: Kiểm tra landing page của bạn

Cuối cùng, bạn cần phải kiểm tra landing page của mình. Bằng cách cho trang chạy thử nghiệm một tuần ít nhất là một lần. Như vậy, bạn sẽ biết được các biến động trong lượt truy cập mỗi ngày. Đồng thời, bạn cũng phải tét thường xuyên để sớm có những phương án điều chỉnh, sửa đổi kịp thời.
Có thể thấy rằng, landing page đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút lượng tương tác của khách hàng. Và mỗi một yếu tố để tạo nên landing page đều có mối liên quan mật thiết với nhau, ảnh hưởng tới hiệu quả thực hiện cũng như quá trình thực hiện chiến lược marketing của đơn vị. Hy vọng rằng với những gì chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu được rõ nét hơn về thuật ngữ này và vận dụng được nó tốt trong công việc, hoạt động kinh doanh của mình!
Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh, muốn tăng lượng khách cũng như doanh thu nhanh chóng trong việc bán hàng mà chưa biết cách, ghé xem qua các sản phẩm cũng như liên hệ với đội ngũ Sniper Software để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé !!!
Bình luận
Author: Thành Võ BáMọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ qua số 0333306959 Mr Thành ( Admin Sniper Software ) FACEBOOK : Https://www.facebook.com/vobathanhsniper206 " Sniper Cải tiến, cải tiến không ngừng " !!!

ĐẶT MUA