9 phương pháp để định vị thương hiệu thành công

dinh-vi-thuong-hieu
Rate this post

9 phương pháp để định vị thương hiệu thành công

Định vị thương hiệu – Brand positioning – là vị trí đặc biệt trong lòng khách hàng, doanh nghiệp hướng tới, khách hàng yêu thích, cảm thấy nhận được nhiều giá trị cao hơn số tiền mình phải chi trả để có sản phẩm của thương hiệu đó.

Nói một cách ngắn gọn dễ hiểu thì “định vị thương hiệu là chiếm một trí trí trong tâm trí khách hàng)

Cuộc chiến định vị trong marketing rất tàn khốc, thị trường thì chỉ có vậy mà doanh nghiệp thì không ngừng mọc lên. Chính vì vậy để chiếm vị trí trong lòng khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có chiến lược, phương pháp khôn ngoan để giành chiến thắng cuối cùng.

Khách hàng ngày càng khó tính, nhảy cảm hơn khi họ phải tiếp xúc với hàng trăm quảng cáo xuất hiện mỗi ngày.

Những phương pháp định vị thương hiệu mà Sniper nêu dưới đây sẽ giúp bạn một phần định hướng trong chiến lược thương hiệu của mình giành được chỗ đứng vững chắc trong tâm trí khách hàng.

Định vị dựa vào chất lượng

Không có gì là tuyệt đối cả, tất cả đều phụ thuộc vào cảm nhận cá nhân của từng khách hàng.

Ví dụ: một khách hàng A khẳng định laptop của dell chất lượng tốt nhất. Nhưng một khách hàng B lại hoàn toàn có thể khẳng định macbook chất lượng hơn.

Trong trường hợp, doanh nghiệp bạn dành được nhiều sự ưu ái từ khách hàng về chất lượng. Đồng nghĩa bạn đã gặt hái được thành công lớn khi xây dựng thương hiệu.

Dù có nhiều phương pháp để định vị thương hiệu hiệu quả khác nhau nhưng chất lượng vẫn luôn là yếu tố nền tảng cơ bản hàng đầu. Thương hiệu mạnh luôn sở hữu những sản phẩm tốt. Nếu chất lượng thấp chắc chắn hình ảnh thương hiệu sẽ phai nhạt, bị lu mờ trong tâm trí khách hàng.

Định vị dựa vào giá trị

Giá trị ở đây là những gì khách hàng nhận được so với số tiền mà họ bỏ ra để có được sản phẩm, dịch vụ.

Hiện nay, khi con người ngày càng quan tâm đến giá trị thì định vị theo phương pháp này được phát huy rất tốt đem lại sức mạnh thương hiệu bền vừng trong lòng khách hàng. Hàng loạt các thương hiệu với định vị “giá rẻ” đã ra đời”

Vietjet air là một trong những hàng hàng không giá rẻ tại Việt Nam. Mặc dù cung cấp dịch vụ bay giá rẻ nhưng vẫn duy trì được vị thế thương hiệu mạnh mẽ.

Định vị dựa vào tính năng

Tính năng sản phẩm là một trong những yếu tố được sử dụng triệt để làm định vị thương hiệu. Tính năng, thông điệp, dễ nhớ, cảm nhận được luôn trong trải nghiệm lần đầu tiên là những thông số thực tế chân thực để tạo nên chiến lược định vị dễ dàng chiến được niềm tin, tình cảm của khách hàng.

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn tồn tại một hạn chế là khó tạo được SỰ KHÁC BIỆT MÃI MÃI. Bởi khi đổi thủ có sản phẩm tương tự thì nó sẽ mất tác dụng.

Vì vậy, định vị dựa vào tính năng chỉ áp dụng vào một ít sản phẩm đặc biệt, khó bắt chước.

Định vị dựa vào mối quan hệ

Tạo dựng mối quan hệ giữa thương hiệu với khách hàng đóng vai tròng vô cùng quan trọng trong định vị thương hiệu. Một thương hiệu mạnh tương tác tốt với khách hàng sẽ dễ dàng chạm đến trái tim khách hàng.

Nói cách khác, chiến lược định vị thương hiệu dựa vào mối quan hệ sẽ không đi từ sản phẩm mà dựa trên khách hàng.

Định vị dựa vào mong muốn

Khơi gợi lên những ước mong của khách hàng sẽ tạo ra được những động lực, tạo dấu ấn trong tâm trí họ. Định vị dựa vào mong muốn là tạo cho khách hàng niềm tin, cảm giác họ trở thành người họ muốn, đến nơi họ thích.

Ví dụ: thương hiệu walt Disney đã áp dụng rất thành công chiến lược này (Where dreams come true – Nơi giấc mơ thành hiện thực)

Định vị dựa vào vấn đề/giải pháp

Phương pháp định vị dựa trên vấn đề giúp tạo nên ấn tượng sâu sắc với khách hàng. Cụ thể, với định vị này thương hiệu sẽ cho khách hàng thấy rõ được “thương hiệu sẽ giúp họ giải quyết những vấn đề mà họ đang gặp phải”

Chiến lược định vị này sẽ đặc biệt phù hợp với các ngành hàng tiêu dùng nhanh, loại sản phẩm có thể thấy rõ được lợi ích của chúng cho vấn đề của họ.

Ví dụ: Unilever đã rất thành công trong chiến lược định vị này với một loạt những nhãn hiệu nổi tiếng như Omo, Sunlight, Clear… bột giặt, đánh bay vết bẩn cứng đầu làm trắng như mới.

Định vị dựa trên đối thủ

Là chiến lược định vị dưa trên sự so sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Chiến lược này đang được rất nhiều thương hiệu sử dụng (Cocacola >< Pepsi)

Định vị dựa trên cảm xúc

“CẢM XÚC” là con đường ngắn nhất để dẫn dắt từ trái tim đến tâm trí. Rất nhiều thương hiệu đã sử dụng cảm xúc để định vị cho mình.

Cảm xúc có thể đến từ mong muốn, nhu cầu, tình cảm, sở thích,… thực tế đã chứng minh, chiến lược định vị này mang lại hiệu quả rất cao

Ví dụ: Biti’s “Nâng niu bàn chân việt” hay “cười lên Việt Nam ơi” của Colgate.

Định vị dựa trên công dụng

Bạn đừng nhầm lẫn giữa định vị dựa trên giá trị và công dụng. Giá trị là thứ họ nhận được còn công dụng là lợi ích mang lại cho khách hàng.

Đây là một định vị an toàn dễ dàng chiến được lòng tin của khách hàng.

Ví dụ: “Sơn đâu cũng đẹp” của Nippon

KẾT LUẬN

Trên đây là 9 phương pháp giúp doanh nghiệp dễ dàng định vị thương hiệu mà Sniper đưa ra. Tuy nhiên, thành công hay không vẫn là thông tin bạn truyền tải đến khách hàng là gì và họ có nhớ hay không.

Chúc các bạn thành công!

Bình luận
Author: Dương Công ThànhVới kinh nghiệm hơn 5 năm là trong lĩnh vực facebook marketing, MMO. Sniper sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức mới mẻ và thực chiến, cung cấp phần mềm để giúp bạn tối ưu lợi nhuận khi bán hàng, chiến ad breaks hiệu quả. Tele/Zalo: 0965111249

ĐẶT MUA