Chiến lược marketing giúp doanh nghiệp F&B “tái sinh sau dịch”
Từ những cửa hàng nhỏ lẻ đến các chuỗi F&B tầm cỡ đều đang phải chịu tác động tiêu cực và có dấu hiệu “kiệt sức” vì ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Bên cạnh việc mong chờ dịch bệnh sớm kết thúc, các doanh nghiệp F&B cần chiến lược marketing đúng đắn để “tái sinh sau dịch” .
Nội dung chính
Doanh nghiệp F&B “kiệt sức” vì dịch bệnh Covid-19
Có thể nói ngành F&B Việt Nam đang đứng trước sự “thanh lọc” mạnh mẽ nhất từ trước đến nay. Việt Nam hiện có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ, 7.000 nhà hàng thức ăn nhanh, 22.000 cửa hàng cà phê, các quầy bar và trên 80.000 nhà hàng hoạt động theo mô hình chuỗi (Thống kê từ Dcorp R-Keeper Việt Nam). Và trước tác động tiêu cực và diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, hàng loạt cửa hàng phải đóng cửa vì dịch bệnh, nhiều chuỗi F&B lớn cũng đang có dấu hiệu xuống sức.
Dưới tác động của tình hình hiện tại, bên cạnh doanh thu giảm sút nghiêm trọng, các doanh nghiệp cũng phải oằn mình gánh đỡ những khoản chi phí bắt buộc phải chi như chi phí thuê mặt bằng, hỗ trợ đội ngũ nhân sự… Khó khăn đè khó khăn, nguồn vốn dần cạn kiệt khi tình trạng dịch bệnh vẫn tiếp diễn chưa có điểm dừng. Tiềm lực và giá trị thặng dư của các doanh nghiệp tích luỹ được có thể sẽ không đủ sức chống đỡ và mọi thứ sẽ bắt đầu lại từ đầu.
Do đó, nhiều chuyên gia nhận định, cuộc chiến của ngành F&B sẽ trở nên khốc liệt hơn sau mùa dịch. Bên cạnh việc chuyển hướng sang mô hình kinh doanh online, giao hàng tận nhà để duy trì và đáp ứng sự thay đổi của khách hàng, các doanh nghiệp F&B cũng cần chuẩn bị kế hoạch “chạy đà” để tạo sức bật cho doanh nghiệp mình vực dậy tái sinh sau dịch.
Tạo nội lực và định hướng chiến lược marketing tái sinh sau dịch
Đứng trước những thách thức, các doanh nghiệp F&B phải có những thay đổi tích cực để cải thiện tình hình như tập trung chấn chỉnh và xây dựng, hoàn thiện những nền tảng, đào tạo đội ngũ nhân sự, chiến thuật lùi một bước để tiến ba bước sau cơn khủng hoảng mang tên Covid-19.
Và điều quan trọng, trước tình hình khó khăn cả trong và sau dịch, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp phải xây dựng những phương án, chiến lược kinh doanh, marketing đúng đắn. Ngay tại thời điểm các đối thủ phó mặc chờ đợi hết dịch mới bắt đầu quay trở lại công việc kinh doanh. Đây là cơ hội “dẫn đầu” thị trường sau khủng hoảng dành cho những doanh nghiệp có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước.
Điểm tích cực có thể thấy được, Việt Nam là một trong những nước kiểm soát và phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả so với các nước thế giới hiện nay. Dịch bệnh sẽ nhanh chóng được dập tắt, khi đó nhu cầu về tiêu dùng, ăn uống chắc chắn sẽ tăng rất mạnh vì nỗi lo lắng dịch bệnh đã được xóa bỏ.
Thấu hiểu những vấn đề khó khăn của doanh nghiệp F&B trong tình hình hiện tại, chúng tôi xin đưa ra các chiến lược Marketing giúp các bạn có thể “Tái sinh sau dịch” Bao gồm:
Xây dựng chiến lược Digital Marketing hiệu quả:
Để gia tăng tiếp cận khách hàng trên nền tảng quảng cáo trực tuyến; Với các hoạt động tư vấn chiến lược quảng cáo dựa trên mục tiêu doanh số, đối tượng khách hàng, kênh quảng cáo; Lập kế hoạch các chiến dịch chạy quảng cáo dựa trên ngân sách cho từng kênh quảng cáo; Tư vấn chiến lược chăm sóc khách hàng tiềm năng thu được từ quảng cáo.
Chiến lược xây dựng, cải thiện Website & tối ưu hóa SEO:
Giúp doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng và vượt lên đối thủ trong việc tiếp cận nhóm Khách hàng mục tiêu. Dựa trên việc Nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ, hành vi khách hàng để lập bộ từ khóa và tối ưu Onpage cho Website với hơn 100 tiêu chí đánh giá. Ngoài ra, việc phân tích các website của các đối thủ cạnh tranh Top đầu sẽ giúp doanh nghiệp định hình vị thế và xây dựng chiến lược “vượt mặt đối thủ” .
Định hướng sáng tạo nội dung Fanpage & Website:
Content hay bán hàng thay doanh nghiệp. Định hướng nội dung tiếp cận đối tượng khách hàng mục tiêu trên fanpage; Nội dung bài viết cung cấp thông tin hữu ích & chuẩn SEO trên website; Sáng tạo hình ảnh tăng nhận diện thương hiệu.
_ST_