Làm thế nào để kiểm soát nhập xuất tồn kho

Làm thế nào để kiểm soát nhập xuất tồn kho
Rate this post

Làm thế nào để kiểm soát nhập xuất tồn kho

Bước 1. Lên kế hoạch tổ chức và chuẩn bị

Việc quản lý hàng hóa xuất và nhập tồn kho không chỉ dừng lại ở yêu cầu chính xác về số lượng hàng hóa nhập và xuất, mà còn phải giúp lưu thông hàng hóa ra vào kho tối ưu cả về thời gian và chi phí.

Do vậy, trong khâu chuẩn bị, nhà quản lý cần tổ chức nhân sự hợp lý, phân công các nhân viên có uy tín và trách nhiệm cao để kiểm kê số lượng hàng hóa. Tiếp đến, cần xây dựng hệ thống biểu mẫu báo cáo, kiểm kê thống nhất và đầy đủ. Tổ chức một cách hệ thống quy trình nhập – xuất hàng hóa, lưu trữ chứng từ, dán nhãn mác, quy định đơn vị tính và quy cách đóng thùng sao cho thuận lợi cho việc bốc dỡ và kiểm đếm.

Bước 2. Kiểm kê kho hàng

Nhân viên quản lý kho tiến hành kiểm đếm thực tế tồn kho định kỳ theo thángquý và đối chiếu sổ sách kế toán để kịp thời xử lý, điều chỉnh số liệu trùng khớp tồn kho đầu kỳ. Số liệu kiểm kê sau đó phải được báo cáo lại với cấp trên, để quản lý nắm được tình hình tồn kho và từ đó lên phương án kinh doanh, dự tính số lượng nhập xuất trong thời gian tới.

Việc kiểm kê tồn kho đầu kỳ tiến hành bằng cách kiểm đếm số lượng hàng thực tế tại kho, ghi chú vào mẫu kiểm kê kho hàng. Thao tác này nên có 2 người cùng thực hiện song song, ghi số liệu độc lập vào hai biên bản khác nhau để tăng tính chính xác.

Mẫu kiểm kê có thể do doanh nghiệp tự xây dựng hoặc tham khảo các mẫu dựng sẵn trên internet, hoặc có thể sử dụng mẫu biên bản kiểm kê kho hàng của Bộ Tài Chính tại đây

Bước 3. Kiểm soát nhập kho

Phân công nhân sự quản lý và thực hiện các nghiệp vụ nhập kho gồm Mua hàng, gia công, sản xuất, nguyên vật liệu thừa, phế phẩm, hàng bán trả lại, chuyển kho, cân đối kho.

Các nghiệp vụ này trước đây thường được xử lý thủ công trên giấy tờ hoặc Excel. Tuy nhiên hiện nay, doanh nghiệp có thể ứng dụng các phần mềm quản lý kho tiên tiến như phần mềm quản trị ERP để tối ưu hóa hoạt động với các chức năng như tự tạo phiếu nhập và được hiển thị trong màn hình nhập kho, kiểm đếm với chức năng quét mã hàng hóa và đối chiếu với số lượng tạo sẵn trong phiếu nhập.

Bước 4. Kiểm soát xuất kho

Tiến hành tương tự như Bước 3 đối với các nghiệp vụ xuất kho, bao gồm Bán hàng, xuất nguyên vật liệu để sản xuấtgia công, hàng mua trả lại, chuyển kho, cân đối kho.

Bước 5. Kiểm soát tồn kho

Theo dõi số lượng hàng tồn trên sổ sách và kiểm tra thực tế. Truy xuất thẻ kho từng hàng hóa khi cần đối chiếu. Sử dụng các phần mềm hỗ trợ quản lý kho để tổng hợp số lượng hàng hóa mỗi loại để người quản lý nắm được tình trạng hàng hóa lưu kho và tình hình bán hàng, biết được các mặt hàng đang bán chạy, sắp hết để đặt hàng, phát hiện các mặt hàng hết hạn sử dụng để thanh lý nhanh chóng.

Bước 6. Kết chuyển tồn kho sang kỳ sau

Kiểm tra sổ sách kho, sổ sách của kế toán để kiểm kê hàng hóa thực tồn và tổng lượng hàng nhập xuất vào cuối tháng hoặc quý. Kết chuyển số dư cuối kỳ sang đầu kỳ tiếp theo.

Bước 7. Tổng kết

Lưu trữ chứng từ phiếu nhập, phiếu xuất, báo cáo tồn kho, các báo cáo trong kỳ về các mặt hàng cần đặt thêm nhiều và hàng cần thanh lý v.v..

Xem thêm hướng dẫn tạo lưới lọc khách hàng tiềm năng hiệu quả tại đây

HƯỚNG DẪN TẠO·LƯỚI LỌC KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG HIỆU QUẢ

Bình luận
Author: Thành Võ BáMọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ qua số 0333306959 Mr Thành ( Admin Sniper Software ) FACEBOOK : Https://www.facebook.com/vobathanhsniper206 " Sniper Cải tiến, cải tiến không ngừng " !!!

ĐẶT MUA