Các thuật ngữ SEO thường xuyên gặp nhất

Rate this post

Hơn 50 thuật ngữ SEO cơ bản, chính xác hơn là hơn 50 câu hỏi thường gặp, và được giải đáp ngắn gọn ở dưới để giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất có thể. 

Nội dung chính

1. SEO là gì? Và tại sao lại quan trọng

SEO hay Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) là bất cứ hành động nào sử dụng để cải thiện vị trí của website, sản phẩm, dịch vụ hoặc các loại nội dung khác trên trang công cụ tìm kiếm. Nó được coi như một kênh tự nhiên và miễn phí trong các chiến dịch marketing.

Sự quan trọng của SEO bắt nguồn từ việc các công ty mong muốn có thêm nhiều traffic đổ về website. Việc xếp hạng trên công cụ tìm kiếm là quan trọng bởi người dùng tập trung vào 5 kết quả đầu tiên của truy vấn tìm kiếm. Hơn thế nữa, người dùng tin tưởng rằng, những kết quả có vị trí đầu tiên là đáng tin cậy, và được Google kiểm chứng.

2. Công cụ tìm kiếm là gì?

Công cụ tìm kiếm là hệ thống phần mềm dựa trên nền tảng website, tập trung vào công việc tìm kiếm và định vị các thông tin liên quan trên Internet. Nói theo cách khác, công cụ tìm kiếm trả lời các truy vấn của người dùng, đưa cho họ danh sách các kết quả tìm kiếm.

3. Một số công cụ tìm kiếm

Tên của một số công cụ tìm kiếm: Google, Bing, Yahoo, Coccoc(Việt Nam)

4. Ai là người sáng lập của Google?

Người sáng lập của Google là Larry Page và Sergey Brin.

5. Google được thành lập từ bao giờ?

Google được thành lập vào ngày 4 tháng 9 năm 1998

6. Domain là gì?

Trên internet, domain đơn giản là một phần của địa chỉ website, và hoạt động để miêu tả cho website.

7. Mở rộng domain là gì?

Domain mở rộng liên quan tới ký hiệu sau cùng của địa chỉ website. Ví dụ, .edu là một domain mở rộng dành riêng cho các cơ sở giáo dục, dùng để phân loại các danh mục.

8. Website là gì?

Website bao gồm nhiều các trang hoặc định dạng tài liệu nội dung có thể truy cập trên Internet. Website thường được xác định bởi tên domain và địa chỉ của mình.

9. Web server là gì?

Web server là một máy tính lưu trữ có địa chỉ IP và tên domain được hiển thị khi người dùng yêu cầu thông qua https:/

10. Web hosting là gì?

Web hosting liên quan tới bất cứ dịch vụ cung cấp khoảng trống nào trên Internet. Web hosting cho phép website của bạn được nhìn thấy bởi người dùng trên Internet. Có rất nhiều các loại dịch vụ hosting ngày nay phù hợp với da dạng nhu cầu của các lập trình viên website.

11. Crawling (thu thập thông tin) là gì?

Crawling liên quan tới một quy trình tự động của công cụ tìm kiếm đi thu thập các thông tin và đưa lên kết quả xếp hạng của mình. Bot sẽ quét các trang của website, tìm kiếm các từ khóa liên quan, đường link, và nội dung, sau đó mang thông tin quay trở về server để index. Công ty sẽ xây dựng các sitemap để Bot của các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin.

12. Index là gì?

Quá trình index hoạt động sau khi thu thập thông tin kết thúc. Google sẽ dựa vào thuật toán để index và quyết định vị trí website đối với từ khóa đó.

13. SERP là gì?

Search Engine Result Page – SERP liên quan tới kết quả hiện thị khi người dùng tìm kiếm truy vấn. Ngoài danh sách các kết quả, SERP có thể bao gồm cả các quảng cáo trả phí của Google.

14. Kết quả tự nhiên là gì?

Kết quả tự nhiên trong SEO để chỉ danh sách các trang web có liên quan nhất tới truy vấn tìm kiếm của người dùng. Đạt thứ hạng cao trên kết quả tự nhiên là nhiệm vụ của mỗi người làm SEO.

15. Kết quả trả phí là gì?

Kết quả trả phí trong SEO liên quan tới các hoạt động quảng cáo đặt ở các vị trí khác nhau trên SERP. Trả tiền cho Google để được hiển thị ở một số thuật ngữ, từ khóa, và hiển thị khi người dùng tìm kiếm.

16. “Google Suggest” là gì?

Google sẽ đưa ra các giới thiệu liên quan tới truy vấn tìm kiếm của người dùng trên thanh công cụ khi họ gõ bất kì từ khóa nào. Sự giới thiệu đó dựa trên khối lượng tìm kiếm của người dùng.

17. SEO Onpage là gì?

SEO Onpage liên quan tới tất cả các hoạt động trên website nhằm đạt thứ hạng cao hơn, thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. SEO Onpage là công việc tối ưu nối dung, cũng như các định dạng HTML source code của mọi trang trên website. Một số ví dụ như: thẻ meta, thẻ tile, meta description, thẻ heading,..

18. SEO Offpage là gì?

SEO Offpage liên quan tới các hoạt động ngoài website cũng để bổ trợ cho thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Ví dụ như: mạng xã hội, link building,..

19. Định nghĩa về từ khóa?

Keyword trong SEO liên quan tới các từ khóa xuất hiện trong nội dung trên website để giúp người dùng tìm kiếm bằng cách thực hiện truy vấn trên công cụ.

20. Từ khóa đuôi dài là gì?

Ans. Từ khóa đuôi dài, từ khóa ngách là cụm từ thường bao gồm 4 từ trở lên, dành cho các truy vấn có độ chính xác cao. Việc sử dụng từ khóa dài được nhiều chuyên gia SEO áp dụng để thu hút lượng traffic chất lượng cho website thay vì các traffic ngẫu nhiên khác, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.

21. Từ khóa LSI là gì?

LSI keywords hay Latent Semantic Indexing là các từ ngữ có ý nghĩa tương đồng, hoặc liên quan và thường đi với nhau dựa vào truy vấn tìm kiếm của người dùng. Từ khóa này giúp Google hiểu được nội dung của bài viết mà không cần nhắc đến các từ khóa chính.

22. Thẻ Heading là gì?

Trong SEO, thẻ heading dùng để phân chia mục lúc các phần nội dung trên trang. Có 6 thẻ heading trong SEO xếp theo thứ tự quan trọng từ h1 đến h6.

23. Page Title là gì?

Page title – tiêu đề trang, là một câu để miêu tả nội dung cho trang của bạn. Tiêu đề trang xuất hiện ở phần trên địa chỉ URL và trên cùng của trình duyệt web. Nó là thành phần chính của SEO để tóm gón nội dung trên trang một cách chính xác, nó thường được tối ưu với các từ khóa và thông tin liên quan để kéo traffic về website.

24. URL là gì?

Uniform Resource Locator hay URL là các cụm từ sử dụng để xác định địa chỉ website trên Internet.

25. URL thân thiện?

URL thân thiện được sử dụng để tối ưu cấu trúc và các từ trên URL giúp cho quá trình index website được cải thiện. Các kỹ thuật SEO như lựa chọn từ khóa và độ dài của từ trên URL, sẽ giúp cải thiện vị trí xếp hạng của website. Google nói rằng 3-5 từ đầu tiên trên URL sẽ có sức nặng nhiều hơn, do đó hãy giữ URL của mình ngắn và đơn giản, luôn luôn thêm từ khóa mục tiêu lên trên URL

26. Meta descriptions là gì?

Meta descriptions hay thẻ meta sử dụng để miêu tả cho nội dung trên trang web. Dòng miêu tả này xuất hiện trên trang tìm kiếm như là một đoạn để xem trước nội dung của người dùng. Thẻ meta thường có độ dài khoảng 150 ký tự, cung cấp các thông tin sơ lược về nội dung, và bạn cũng nên thêm từ khóa của mình để tối ưu.

27. Backlink là gì?

Backlink là các đường link giúp người dùng chuyển từ website này sang website khác. Những đường link này cũng đóng một vai trò quan trọng trong SEO. Khi Google nhận thấy bạn có những backlink chất lượng trỏ về, website của bạn sẽ được xếp hạng cao hơn.

28. Link nội bộ là gì?

Link nội bộ là các đường link trong website được đặt ở các bài viết, các phần trên trang. Nó giúp công cụ tìm kiếm thu thập thông tin và các nội dung một cách dễ dàng, đồng thời có thể điều hướng người dùng trên trang, giữ người đọc ở lại website lâu.

29. Tại sao backlinks lại quan trọng trong SEO?

Với Google, những backlinks không chất lượng sẽ không giúp ích gì cho thứ hạng của website. Ngược lại, những backlinks chất lượng, được đặt trên các trang có domain uy tín, cung cấp các nội dung hữu ích có liên quan sẽ cải thiện xếp hạng của website trong SEO.

30. Những yếu tố quan trọng nhất để Google xếp hạng?

Ans. Theo Andrey Lipattsev, Giám đốc chiến lược tại Google, 3 yếu tố quan trọng nhất dựa vào thuật toán xếp hạng đó là

Nội dung
Backlink
RankBrain

31. robots.txt là gì?

Robots.txt là một cách để giúp bot của công cụ tìm kiếm hiểu về trang web của bạn, đồng thời không cho phép chúng truy cập vào phần nào của trang

32. XML Sitemap là gì

XML sitemap là dạng bản đồ cho website của bạn để giúp công cụ tìm kiếm xác định được số lượng trang trên web, độ thường xuyên câppj nhật thông tin, các nội dung, để có thể index website của bạn tốt hơn.

33. Kiểm tra đã được Google index hay chưa?

Có 2 cách để kiểm tra trang của bạn được index bởi Google hay chưa

1) Bạn có thể kiểm tra bằng cách gõ lênh site:tên domain.com

2) Bạn có thể kiểm tra trên Google Webmaster tools

34. Lỗi 404 là gì?

Khi địa chỉ URL được thay đổi hoặc không còn tồn tại, đường link này sẽ trỏ về lỗi 404. Google sẽ không phạt những website của lỗi 404. Tuy nhiên, nếu công cụ tìm kiếm thu thập những đường link lỗi này, nó sẽ làm giảm lượng traffic cho website, và gián tiếp làm giảm thứ hạng.

35. Anchor text là gì?

Ans. Anchor text là dạng text có chứa một đường link chuyển hướng người dùng khi click vào. Những đoạn text này thường được gạch chân và có màu xanh, nhưng bạn hoàn toàn có thể thay đổi màu trong HTML code. Anchor text cũng đóng góp một vai trò nhất định hỗ trợ cho SEO nếu nó được sử dụng đúng cách, dựa vào các thông tin có liên quan tới nội dung bài viết.

36. Thẻ Image Alt là gì?

Google Bots không thể tải hình ảnh trên website. Do đó thẻ alt để giúp nó có thể hiểu được nội dung của hình ảnh. Các thẻ alt cũng có chức năng tối ưu cho xếp hạng hình ảnh trên Google.

37. Google Webmaster Tools/Google Search Console?

Google Search Console cung cấp nhiều tính năng nổi bật hỗ trợ cho người quản lý website, để thu thập các lỗi trên trang, các backlinks hiện có cũng như hỗ trợ index cho website,..

38. 301 Redirect là gì?

301 redirect là một trong những cách hiệu quả nhất để chuyển sức mạnh của bài viết hay cả website tới một địa chỉ khác. Khi một URl bị thay đổi, sử dụng 301 redirect sẽ chuyển hướng người dùng tới địa chỉ mới. Công cụ tìm kiếm cũng sẽ đưa các giá trị của website cũ sang website mới này.

39. Google Analytics là gì?

Google Analytics là một trong những công cụ phân tích trong SEO hiệu quả nhất, giúp người quản lý website theo dõi và giám sát nguồn traffic trên trang của mình. Và hơn hết, nó miễn phí.

40. Google PageRank là gì?

Google PageRank là một chỉ số tính toán chất lượng website dựa trên chất lượng của backlinks. Nói theo cách khác, backlinks là một yếu tố quan trọng trong PageRank. Gần đây Google cũng đã không còn sử dụng PageRank để xếp hạng website nữa.

41. Độ uy tín của Domain?

Được xem như một trong những yếu tố có sức ảnh hưởng lớn tới SEO, độ uy tín của website là chỉ số được phát triển bởi Moz, xếp hạng website theo thang điểm 1-100. Bạn càng có chỉ số DA cao, bạn sẽ càng có thứ hạng cao trên Google, và tất nhiên là nhiều traffic hơn. Bạn có thể kiểm tra trực tiếp độ uy tín của Domain trên website của Moz

42. Google Panda là gì?

Google Panda là một thay đổi trong thuật toán về kết quả tìm kiếm của Google vào năm 2011. Thay đổi này với mục đích giảm thứ hạng của các website kém chất lượng, và trả lại thứ hạng cao cho các site có giá trị.

43. Google Penguin là gì?

Google cập nhật Penguin vào năm 2012 để xác định những website có dấu hiệu spam. Mục tiêu của Penguin là trừng phạt những trang thực hiện SEO theo mũ đen, nhồi nhét từ khóa quá mức. Ngược lại, thuật toán cũng sẽ thưởng cho các trang SEO mũ trắng khi cung cấp các nội dung độc nhất và giá trị.

44. Google Hummingbird là gì?

Google Hummingbird là thuật toán từ năm 2013, lợi ích của nó là làm mới các nội dung index cũng như chính công cụ tìm kiếm nhưng vẫn giữ những thành tố quan trọng có sức ảnh hưởng ở lại.

45. Mobilegeddon là gì?

Mobilegeddon là thuật toán của Google được cập nhật vào năm 2015. Thuật toán này sẽ ưu tiên cho các website có giao diện trên mobile thân thiện với người dùng. Bạn có thể kiểm tra ở đường link: https://search.google.com/test/mobile-friendly

46. Google Penalty là gì?

Google Penalty là những sự trừng phạt của Google trên các website sử dụng kỹ thuật SEO mũ đen.

47. Google My Business là gì?

Google My Business là một công cụ miễn phí, dễ sử dụng cho các doanh nghiệp, thương hiệu, nghệ sĩ và tổ chức để tăng hiện diện trên Google của họ thông qua tìm kiếm và bản đồ. Bằng cách xác nhận và chỉnh sửa thông tin doanh nghiệp, bạn có thể giúp khách hàng tìm kiếm và truyền tải câu chuyện của doanh nghiệp bạn.

Nó bao gồm:

Cập nhật thông tin doanh nghiệp
Thêm hình ảnh của doanh nghiệp
Kết nối trực tiếp tới khách hàng
Kiểm soát và trả lời các phản hồi

48. Những blog về SEO nổi tiếng

Một số blog về SEO nổi tiếng như: Moz, KISSmetrics, HubSpot, Vietmoz,..

49. AMP là gì

AMP hay Accelerated Mobile Pages là một mã nguồn mở để giúp tải website của bạn nhanh hơn trên điện thoại. Giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng trên trang thông qua mobile

50. Một số công cụ SEO

Một số công cụ hữu ích cho SEO như: Google Search Console, Google Analytics, Google Keyword Planner,..

51. Keyword density – mật độ từ khóa là gì?

Mật độ từ khóa – Keyword density là phần trăm số lần một từ khóa xuất hiện trên trang. Mật độ từ khóa sẽ xác định xem liệu nội dung trên trang có liên quan tới từ khóa hay không. Tỷ lệ này sẽ được so sánh dựa trên số lượng từ khóa và tổng số từ trong bài.

52. Google sandbox là gì?

Google Sandbox là một vị trí dành cho những website mới không có thứ hạng tốt ở hầu hết các từ khóa, do sử dụng kỹ thuật spam hoặc copy nội dung về để viết bài.

53. Công cụ xóa URL?

Công cụ xóa URL nằm trong Google Search Console giúp bạn xóa những URL có ảnh hưởng tiêu cực mà bạn không muốn Google..

54. Google tìm nạp?

Google tìm nạp là một công cụ cho phép bạn biết được cách Google nhận biết website của bạn. Bạn có thể sử dụng để xem liệu có phần nào trên trang đang ngăn cản Google bot thu thập dữ liệu hay không.

55. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối thủ?

Nghiên cứu đối thủ là một công việc cần thiết để xây dựng chiến lược marketing tổng thể. Và ngay cả trong SEO nó cũng vô cùng quan trọng để bạn khám phá điểm mạnh, cũng như điểm yếu của đối thủ.

56. CTR là gì?

CTR là tỷ lệ click vào đường link trên công cụ tìm kiếm chia cho số lần chúng được hiển thị.

Một số cách để bạn cải thiện CTR are:

Viết những tiêu đề thật hấp dẫn
Viết dòng mô tả thu hút
Đặt từ khóa vào trong địa chỉ URL

57. Google trends là gì?

Google Trends là một trang web cộng đồng thể hiện xu hướng tìm kiếm mới nhất trên toàn thế giới. Google trends sử dụng nguồn dữ liệu cập nhật theo thời gian thực để nghiên cứu hành vi tìm kiếm của người dùng.

Nguồn: Sưu Tầm 

Bình luận
Author: Võ Bá ĐứcVới hơn 5 năm kinh nghiệm làm kinh doanh và phát triển các công cụ trên Social, chúng tôi luôn nổ lực update để giúp người làm kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động hiệu quả hơn…

ĐẶT MUA