BẬT MÍ 15 CHIẾN LƯỢC TĂNG DOANH SỐ BÁN HÀNG HIỆU QUẢ TRONG MÙA DỊCH COVID-19

gia-tăng-doanh-số-bán-hàng
Rate this post

Dịch bệnh COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay đã để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế của các quốc gia. Làm thế nào để các cửa hàng, doanh nghiệp duy trì và tăng doanh số bán hàng trong giai đoạn này? Cùng Phần mềm Sniper tham khảo này nhé!

1. Tìm kiếm và phát triển sản phẩm mới giúp tăng doanh số bán hàng

“Cái khó ló cái khôn”, đại dịch COVID lại là cơ hội hiếm để các doanh nghiệp biết nắm bắt thời cơ tìm kiếm, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, phù hợp với giai đoạn này. Vậy nên lựa chọn những mặt hàng kinh doanh online hiệu quả

ABC Bakery là một ví dụ điển hình cho câu chuyện kinh doanh hiệu quả mùa dịch với các chiến dịch giải cứu nông sản, ra mắt nhiều sản phẩm mới như bánh mỳ thanh long, bánh mỳ nhân sầu riêng… Hoạt động này không chỉ giúp nhà nông Việt thoát khỏi cảnh điêu đứng do không xuất khẩu được sản phẩm ra nước ngoài, mà còn tăng doanh thu cho doanh nghiệp và gây dựng được lòng tin, sự yêu mến với khách hàng.

Hãy tận dụng thời điểm này để không ngừng sáng tạo, cho ra đời những sản phẩm mới, làm chủ cuộc chơi kinh doanh để cứu chính doanh nghiệp của mình.

2. Thay đổi phương pháp kinh doanh phù hợp

Hàng loạt các ngành kinh doanh tập trung đông người như spa, nhà nghỉ, khách sạn… đã phải đóng cửa để tránh lây lan dịch bệnh. Kinh doanh offline lúc này hoàn toàn không hiệu quả, thậm chí dẫn đến thua lỗ, phá sản.

Hãy thay đổi và bổ sung ngay hình thức kinh doanh khác phù hợp hơn lúc này: kinh doanh online. Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp này và muốn thành công, bạn cần đầu tư hơn vào nhận diện thương hiệu số, đảm bảo sự đồng bộ, nhất quán trên cả hai kênh kinh doanh. Ví dụ như xây dựng và thiết kế Fanpage, website chuyên nghiệp, bài bản, thu hút thêm khách hàng mới và tạo nền tảng kinh doanh trong tương lai.

Một phương pháp marketing hiệu quả khác trong bối cảnh lúc này là truyền miệng. Hãy tạo dựng niềm tin về chất lượng sản phẩm cho khách hàng và tri ân họ bằng những phần quà nhỏ hay giảm giá dịch vụ để khích lệ họ giới thiệu sản phẩm tới bạn bè, người thân.là những cách thức bán hàng online giúp chủ shop gia tăng doanh thu bức phá

Xem thêm: 3 Giải pháp tồn tại & phát triển sau dịch cho kinh doanh online mùa Covid

3. Tăng giá trị khách hàng nhận được

Thêm một chiến lược tăng doanh thu hiệu quả là tăng giá trị mà khách hàng có thể nhận được ngoài sản phẩm.

Tâm lý khách hàng luôn là sẵn sàng bỏ nhiều tiền để mua sắm, nhưng lại chi li trong việc chi trả phí vận chuyển. Do đó, doanh nghiệp có thể tận dụng tâm lý chung này để kích cầu bằng cách “Miễn phí vận chuyển toàn quốc khi chuyển khoản trực tiếp” hoặc “Miễn phí vận chuyển với đơn hàng trên 300.000VNĐ”…

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên khai thác dữ liệu từ chính những khách hàng cũ để đỡ tốn chi phí và thời gian tìm kiếm khách hàng mới. Hãy dành cho họ những chương trình ưu đãi, tri ân, tăng thêm giá trị khi họ đặt mua sản phẩm như “Giảm giá 20% cho khách hàng thân thiết vào thứ 6 hàng tuần”, “Mua 1 tặng 1 với những khách hàng có thẻ Member”…

4. Tăng feedback, review về sản phẩm

Thay vì quảng cáo, tự nói tốt về sản phẩm của mình, doanh nghiệp nên tăng cường những chia sẻ, cảm nhận của chính khách hàng hay những người nổi tiếng về sản phẩm thì sẽ tạo cảm giác chân thật và hiệu quả hơn.

Mỗi feedback tốt kèm ảnh minh họa hay video review để khách hàng mới có cảm nhận thật nhất, tin tưởng nhất sẽ là các cách tăng doanh số bán hàng dễ dàng và nhanh chóng.

5. Tối ưu hóa quảng cáo

Dù phải cắt giảm chi phí trong mùa dịch, nhưng các doanh nghiệp không nên bỏ qua quảng cáo mà hãy tối ưu hóa chúng tốt nhất có thể.

Facebook Ads đang dần chứng minh được mức độ lan tỏa và hiệu quả trong việc đem lại đơn hàng cho doanh nghiệp. Do đó, bạn có thể giảm chi phí chạy Google Ads, nhưng nên tận dụng nền tảng Facebook và xây dựng, thiết kế những mẫu quảng cáo hướng tới đúng đối tượng mục tiêu.

Bài PR cũng là công cụ quảng cáo hữu hiệu nên được tối ưu để truyền thông sản phẩm một cách khéo léo, tự nhiên nhất tới khách hàng. Hãy sử dụng những báo điện tử, fanpage hay diễn đàn lớn, uy tín để đặt bài PR sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn và nhận về kết quả tốt nhất.

6. Rà soát, tối ưu hoạt động thương hiệu

Khi dịch COVID-19 hoành hành, người dân hạn chế tập trung nơi đông người, hoạt động mua bán tại cửa hàng cũng gặp nhiều trở ngại. Đồng thời, khách hàng cũng thắt chặt chi tiêu bởi kinh tế khó khăn. Họ tin dùng những sản phẩm thực sự chất lượng và cần thiết hơn. Ví dụ, cùng là mua mỳ tôm tích trữ, nhưng người tiêu dùng sẽ lựa chọn những thương hiệu nổi tiểng, nằm trong top-of-mind (vị trí cao trong tâm trí của họ) như Hảo Hảo hay Omachi, Gấu Đỏ.

Do đó, doanh nghiệp muốn bán được hàng trong thời điểm này thì cần phải tập trung rà soát và tối ưu nhận diện thương hiệu. Một số giải pháp hữu hiệu như củng cố nhận diện cốt lõi (chuẩn hóa, đồng bộ các thiết kế nhận diện thương hiệu), đầu tư vào những ấn phẩm truyền thông mới (profile, catalogue, brochure…).

7. Tận dụng tối đa nguồn lực để bán hàng

Khi doanh thu giảm vì ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp lựa chọn việc cắt giảm nhân sự. Câu hỏi đặt ra là, tại sao lại không tận dụng chính những nguồn nhân sự đó để tăng doanh số cho công ty?

Thay vì để đội ngũ truyền thông, tài chính hay công nhân chỉ làm nhiệm vụ riêng biệt của mình, hãy để họ trở thành lực lượng sale hiệu quả cho công ty. Mỗi quan hệ cá nhân của nhân viên công ty đều là có thể trở thành khách hàng tiềm năng và mở rộng mạng lưới kinh doanh.

Đừng quên có lương thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của nhân viên để tăng doanh thu bán hàng cho công ty.

 

8. Kết hợp với các đối tác khác

Nếu đứng một mình và tự chống chọi với những ảnh hưởng do COVID-19 mang lại, doanh nghiệp rất dễ gặp những thất bại, thậm chí có nguy cơ phá sản. Thay vào đó, hãy hợp tác, liên kết với các đối tác cùng hoặc có lĩnh vực liên quan để tạo hệ thống trọn gói kinh doanh và kích thích khách hàng tiêu dùng.

Ví dụ bạn mở studio chụp ảnh cưới, hay liên kết với những cửa hàng áo cưới, trang điểm, nhà hàng tiệc cưới, tiệm trang sức hay các công ty in ấn thiệp cưới để tạo nên hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh, cùng tạo ra lợi nhuận cho tất cả các bên.

9. Tạo ra sự khan hiếm của sản phẩm

Một mẹo khác để kích thích mong muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng là tạo ra sự khan hiếm. Tâm lý chung của khách hàng, khi thấy một sản phẩm sắp hết hàng, họ có xu hướng quyết định mua hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn, bởi cho rằng nếu không mua bây giờ thì không thể mua được trong tương lai.

Chỉ cần chèn thêm một số cụm từ vào bài đăng bán hàng như “Chỉ còn 10 sản phẩm cho khách hàng nhanh tay nhất”, “Số lượng sản phẩm có hạn”, “Giảm giá cho 50 khách hàng đầu tiên đặt hàng”… sẽ có thể tạo ra hiệu ứng mua hàng cực hiệu quả.

10. Tạo ra hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ

Hiểu một cách đơn giản, thay vì chỉ bán một sản phẩm mà khách hàng cần, hãy mở rộng, bán thêm các sản phẩm, dịch vụ đi kèm mà khách hàng có thể cũng cần.

Ví dụ khi bán tivi thông minh, hãy gia tăng doanh thu của mình bằng cách bán kèm dàn âm thanh, gói film 4K hay gói bảo hành tivi…

11. Kích thích mua hàng thông qua mã/ điểm thưởng

Doanh nghiệp có thể tạo ra các mã giảm giá, mã dự thưởng cho khách hàng khi mua sản phẩm có mức giá nhất định để kích thích hành vi tiêu dùng của họ. Ví dụ, khách hàng sẽ nhận được mã giảm giá 20% khi mua sản phẩm có mức giá từ 200.000VNĐ. Hoặc khi mua hàng tổng hóa đơn trên 2.000.000VNĐ, khách hàng sẽ được cung cấp mã dự thưởng, có cơ hội trúng thưởng một chiếc smart TV có giá 7.000.000VNĐ.

Ngoài ra, công ty cũng có thể sử dụng phương pháp điểm thưởng đổi quà. Với mỗi ngày truy cập website hoặc mỗi lần mua sản phẩm, khách hàng sẽ được nhận một số điểm nhất định để quy đổi ra tiền mặt hoặc giảm giá khi mua sản phẩm tiếp theo. Shopee đã khá thành công với phương thức này, kích thích khách truy cập website mỗi ngày để nhận 100 xu, tương ứng 100VNĐ.

12. Trải nghiệm thử sản phẩm, dịch vụ

Một chiến lược tăng doanh thu khác mà doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng là để khách hàng trải nghiệm thử miễn phí sản phẩm, dịch vụ. Đây vừa là một chiêu giúp thu hút khách hàng, kích thích sự tò mò và muốn sở hữu sản phẩm, vừa khẳng định được chất lượng tốt của sản phẩm làm hài lòng khách hàng.

Thay vì bán cả cuốn ebook, hãy để khách hàng đọc thử một chương hay. Thay vì bán cả lọ nước hoa, hãy để khách hàng xịt thử để tìm được đúng mùi hương yêu thích của họ.

13. Tạo group cộng đồng chăm sóc khách hàng

Cách đơn giản nhất là tạo một group trên Facebook để khách hàng có thể chia sẻ về các trải nghiệm sử dụng sản phẩm, đồng thời doanh nghiệp nắm được nhu cầu về mua hàng và cập nhật những thông tin sản phẩm mới.

Không chỉ có các khách hàng cũ trong group có khả năng sẽ tiếp tục mua hàng mà những người dùng mới tham gia group cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng nhờ những review chân thực và quảng cáo sản phẩm kịp thời.

14. Đơn giản hóa quy trình giao dịch

Thay vì để khách hàng phải tốn nhiều thời gian tìm hiểu lần lượt về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thời gian thực hiện hay giao hàng… mà đôi khi có thể khiến họ mệt mỏi và quyết định không lựa chọn sản phẩm của bạn vào phút cuối, hãy đơn giản hóa quy trình giao dịch này.

Cung cấp cho họ bản chào giá dịch vụ trọn gói sẽ giúp khách hàng dễ nắm bắt hơn, chủ động hơn và tin tưởng sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn.

15. Nâng cao trải nghiệm tư vấn khách hàng qua hotline

Nhiều doanh nghiệp chỉ tập trung vào bán hàng online trên các kênh mạng xã hội mà quên mất rằng, đường dây hotline tư vấn khách hàng cũng vô cùng quan trọng. Hãy xây dựng cho công ty mình một đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp, có thái độ lịch sự, niềm nở với khách hàng.

Bất kể nhu cầu và mục đích nào của khách hàng khi gọi điện thoại tới đường dây nóng đều cần được phản hồi và giải đáp một cách nhiệt tình và phù hợp nhất để giữ chân người mua.

 

Trong thời điểm này, những doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh đều gặp khó khăn trong việc duy trì và học cách kinh doanh online. Chính vì vậy, thay đổi chiến lược kinh doanh cũng như đầu tư hơn vào các trải nghiệm online dành cho khách hàng sẽ cải thiện một phần nào đó doanh thu cho doanh nghiệp.

Việc chuẩn bị, phát triển các bộ nhận diện thương hiệu hay đầu tư, thay đổi bao bì sản phẩm là điều cấp bách để doanh nghiệp có thể cạnh tranh và nổi bật hơn so với các đối thủ khác một khi chuyển dịch sang phương thức kinh doanh online. Bạn muốn bức phá doanh số bán hàng, chưa biết cách triển khai có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn các giải pháp giúp doanh nghiệp của bạn Vượt qua các giai đoạn khó khăn hiện tại.

Bình luận
Author: Nguyễn Đức Tiến Với kinh nghiệm hơn 5 năm là trong lĩnh vực facebook marketing, MMO. Sniper sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức mới mẻ và thực chiến, cung Cấp các phần mềm để giúp bạn tối ưu lợi nhuận khi bán hàng Liên hệ: 0981818154

ĐẶT MUA